Cầu răng sứ thường được chỉ định trong trường hợp bị mất răng. Đây là một hình thức trồng răng giả cổ điển vẫn còn phổ biến hiện nay. Bài viết sau đây giúp bạn hiểu thêm về phương pháp này!

Cầu răng sứ là phương pháp gì?

Cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cổ điển dùng để che lắp đi khoảng trống bị mất răng, bác sĩ bắt buộc mài đi những răng xung quanh để tạo thành trụ nhỏ, sau đó một dãy mão răng sứ được chế tác dính chặt vào nhau được gắn cố định vào trụ răng và chỉ có bác sĩ mới là người có thể tháo ra lắp vào mà thôi.

Đây là một trong những phương pháp trồng răng giả phục hồi răng mất hiện nay cũng được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì cầu răng sứ vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm, nổi trội nhất chính là phần chân răng làm trụ dễ dàng bị hư hỏng theo thời gian. Bên cạnh đó niềng răng giá bao nhiêu cũng là vấn đề được khá nhiều người quan tâm.

Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa

Bước 1: Trong lần thăm khám đầu tiên, nha sĩ tiến hành kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát của bệnh nhân. Bên cạnh đó, để phục vụ cho quá trình định hình cầu răng sứ và đánh giá vùng răng bị mất, bệnh nhân được chụp phim X-quang.

Bước 2: Bước tiếp theo là lấy dấu răng. Các thông số về kích thước khung hàm, hình dạng răng cần phục hình được thu thập và dựa trên đó để chế tác cầu răng phù hợp. Làm cầu răng đòi hỏi phải vừa thẩm mỹ, vừa khớp với cùi răng đã mài, không gây cản trở cho việc ăn nhai.

Bước 3: Hai răng khỏe mạnh hai bên răng bị mất được mài nhỏ. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây tê để tránh đau đớn. Răng sau khi mài nhỏ tạo đủ diện tích đặt cầu răng, đồng thời đóng vai trò làm điểm tựa vững chắc.

Bước 4: Khi cầu răng sứ được chế tác, nha sĩ tiến hành lắp đặt lên hai cùi răng. Trước khi gắn chắc cố định, cầu răng được căn chỉnh nhằm loại bỏ bất kỳ sự chênh lệch nào. Đến khi bệnh nhân cảm thấy thoải mái, nha sĩ gắn chặt cầu răng bằng chất dính nha khoa.

Sau khi phục hình răng bằng cầu răng sứ, khách hàng cần thực hiện tái khám để nha sĩ kiểm tra chất lượng phục hình. Đến khi quen với việc đeo cầu răng sứ, nên ăn thức ăn mềm đã được cắt ra miếng nhỏ. Đồng thời, áp dụng chế độ chăm sóc răng miệng phù hợp.

Bài viết dẫn nguồn tại: https://nhakhoadangluu.com.vn/