Để tồn tại và ngày càng phát triển, các doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào những cuộc đua công nghệ khốc liệt. Để có được các lợi thế cạnh tranh thì việc cân nhắc và sử dụng nhiều hơn một ứng dụng đám mây cho cơ sở hạ tầng và phần mềm của họ là điều vô cùng cần thiết. Một trong những mô hình được doanh nghiệp ưa chuộng nhất hiện nay chính là Multi Cloud. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về Multi Cloud là gì, hãy cùng mình tìm hiểu một số thông tin về chi tiết về Multi Cloud Nó qua bài viết sau đây nhé.
Multi Cloud là gì?
Multi-Cloud là tập hợp của mô hình điện toán đám mây như: public cloud, hybrid, edge và on-premises. Mô hình này được triển khai dựa trên việc sử dụng nhiều hơn một nhà cung cấp dịch vụ đám mây, công cộng cho việc lưu trữ hoặc sử dụng tài nguyên máy tính, độc lập với cơ sở hạ tầng tại chỗ hoặc những đám mây khác.
Việc sử dụng phương pháp này giúp các tổ chức cạnh tranh, tiết kiệm các chi phí, giảm thiểu rủi ro và lập được kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Chiến lược Multi-Cloud không chỉ cung cấp những tính năng linh hoạt cho các dịch vụ đám mây, mà còn giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro vào một nhà cung cấp lưu trữ đám mây duy nhất.
Vì sao doanh nghiệp nên sử dụng Multi Cloud
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, kéo theo sự thay đổi liên tục của công nghệ multi cloud đi kèm với việc nhiều doanh nghiệp có khuynh hướng chuyển sang sử dụng và chấp nhận tình trạng “lưu trữ tất cả trứng trong cùng một giỏ”. Theo cuộc khảo sát gần đây, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ multi-cloud lên tới 85%, trung bình các doanh nghiệp sử dụng 5 nền tảng clouds và chạy thử nghiệm dự án trên 3 clouds. Có thể nói multi-cloud đang trở thành xu thế bởi những lợi ích tiềm năng cho mọi doanh nghiệp.
Đáp ứng được lượng công việc trong môi trường lý tưởng nhất
Các bạn rất khó để tìm ra được một nền tảng công nghệ từ một nhà cung cấp đám mây mà đáp ứng tất cả những yêu cầu của bạn. Đó là lý do vì sao mà rất nhiều tổ chức hay doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển sang mô hình Multi Cloud. Được biết mô hình này cho phép các bạn phải lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp nhất cho các ứng dụng, dịch vụ và khối lượng công việc cụ thể dựa trên thế mạnh công nghệ hoặc cơ sở cá nhân và chi phí của nhà cung cấp.
Cải thiện thời gian hoạt động và cơ sở hạ tầng.
Việc mà bạn hay doanh nghiệp sử dụng đồng thời nhiều nhà cung cấp đám mây sẽ làm giảm nguy cơ ngừng hoạt động của toàn bộ hệ thống và đảm bảo các doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động được ngay khi đang gặp sự cố. Nếu bạn không biết Multi Cloud là gì? và nếu không sử dụng Multi Cloud bạn sẽ nhận ra rằng đây là một thảm họa mà bạn không muốn trải qua, nếu doanh nghiệp hay tổ chức đang giữ mọi thứ trên một đơn vị đám mây duy nhất và không có hệ thống sao lưu thì sẽ gây ra hậu quả rất lớn.
Tránh tình trạng rủi ro.
Khi khối lượng công việc nhiều thì rất cần sự linh hoạt. Nhưng tính linh hoạt chỉ có trong điện toán đám mây nếu yêu cầu khối lượng công việc và quyền kiểm soát dữ liệu thuộc về bạn. Khi các bạn di chuyển khối lượng công việc sang nhà cung cấp đám mây mới, bạn có thể phát hiện ra ngay rằng có rất nhiều rào cản được đặt ra để làm tăng tính rủi ro và khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp sẽ gặp phải khi di chuyển dữ liệu sang nơi khác.
Tối ưu hóa ngân sách đầu tư cho doanh nghiệp.
Việc sử dụng chiến lược đa nền tảng đám mây cho phép các bạn thương lượng và so sánh mức giá cả hợp lý, cũng như đánh giá về chất lượng dịch vụ của một số nhà cung cấp. Chính vì vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Để giúp các bạn hiểu được Multi Cloud là gì, qua bài viết trên đây ta biết rằng nó có thể mang lại được một lợi ích nhất định, để đưa nó vào hoạt động thì doanh nghiệp nên tiến hành phân tích kỹ lưỡng về chi phí, lợi ích và cân nhắc cẩn thận những rủi ro. Hy vọng với bài viết này, các bạn biết thêm được những công dụng cũng như những lợi ích mà Multi Cloud mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp. Chúc các bạn có những trải nghiệm thú vị khi lưu trữ những dữ liệu quan trọng trong mô hình điện toán này.

https://shopmaychu.vn/multi-cloud-la...g-multi-cloud/