Dị dạng mạch máu có thể được tìm thấy trong quá trình đánh giá xuất huyết tiêu hóa hoặc cũng có thể được phát hiện một cách tình cờ khi nội soi cho một mục đích khác. Nếu tình trạng xuất huyết xảy ra thì nó có xu hướng lặp đi lặp lại một cách mạn tính. Tuy nhiên tình trạng chảy máu cấp tính có thể xảy ra gây hạ huyết áp tư thế hay tụt huyết áp.
Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở nhiều vị trí trong đường dạ dày ruột bao gồm đại tràng, ruột non và dạ dày.
* Ruột non – Dị dạng mạch máu có thể được tìm thấy ở trên ruột non. Nó thường được tìm thấy trong quá trình đánh giá nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa không rõ nguyên nhân cho dù đã được nội soi dạ dày, tá tràng và đại tràng.
Khoảng 5% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa không xác định rõ nguồn gốc bằng nội soi dạ dày và đại tràng; khoảng 3/4 số bệnh nhân này được tìm thấy có nguồn gốc xuất huyết tiềm tàng từ ruột non. Xấp xỉ 40% bệnh nhân trên 40 tuổi có xuất huyết tiêu hóa lượng nhỏ từng đợt được cho là do những thương tổn mạch máu ở ruột non.
* Dạ dày và tá tràng – Dị dạng mạch máu ở dạ dày hay tá tràng được coi như là nguyên nhân mất máu ở 4 - 7% bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa. Những bệnh nhân này có thể biểu hiện bằng những xuất huyết tiêu hóa kín hay rõ ràng. Ngoài ra, dị dạng mạch máu cũng có thể được phát hiện một cách tình cờ.
Tần suất của đặc điểm lâm sàng được đánh giá từ một nghiên cứu trên 41 bệnh nhân có dị dạng mạch máu ở dạ dày hoặc tá tràng được phát hiện qua thực hiện nội soi cho nhiều nguyên do khác nhau. Thương tổn có xuất huyết rõ ràng xảy ra trên 11 bệnh nhân (27%) và xuất huyết tiêu hóa kín đáo là 9 bệnh nhân (22%). 21 bệnh nhân còn lại (51%) không có tiền sử xuất huyết tiêu hóa kín đáo hay rõ ràng và dị dạng mạch máu được tìm thấy ở đây được cho là do tình cờ. Nguy cơ chảy máu sau này ở những bệnh nhân có dị dạng mạch máu được tìm thấy một cách tình cờ này thì không rõ ràng.
* Đại tràng – Thương tổn thường được tìm thấy nhiều nhất là ở đại tràng phải. Những vị trí phân bố sau đây được để ý trên một loạt gồm 59 bệnh nhân có dị dạng mạch máu, 47 người trong số này không có triệu chứng lâm sàng:
• Manh tràng - 37%
• Đại tràng lên – 17%
• Đại tràng ngang – 7%
• Đại tràng xuống – 7%
• Đại tràng xích ma – 18%
• Trực tràng - 14%
Một tỉ lệ thậm chí cao hơn của những dị dạng nằm ở bên phải (89%) được tìm thấy ở những nhóm bệnh nhân khác có dị dạng mạch máu. Về nguy cơ chảy máu sau này ở những bệnh nhân bị dị dạng mạch máu nhưng không chảy máu thì không được biết rõ. Số lượng tổn thương và việc cùng hiện diện của những bệnh lý đông máu hay giảm chức năng tiểu cầu có thể là một yếu tố xác định quan trọng.

>>Giới thiệu benh vien vu anh địa chỉ khám và điều trị dị dạng mạch máu đường tiêu hóa bệnh uy tín.