Hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu các tiện ích xã hội là những trở ngại của Đồng Nai để thu hút người nhập cư từ những khu vực lân cận, theo nhận định của Savills Việt Nam. Diễn biến thị trường dat nen bien hoa thời gian qua là dấu hiệu nhà đầu tư cá nhân đã nhìn thấy cơ hội về dài hạn, khi mà hiện nay, giá đất giữa TP.HCM và vùng giáp ranh Đồng Nai vẫn chênh lệch quá lớn.


Nằm ở vị trí chiến lược của vùng tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam nhưng cơ sở hạ tầng của Đồng Nai vẫn chưa phát triển đồng bộ. Thách thức cho các nhà chức trách cũng là cơ hội để bất động sản khu vực này gia tăng giá trị đúng với tiềm năng.

Hãng tư vấn và cung cấp dịch vụ bất động sản Savills vừa công bố báo cáo về thị trường nhà đất Đồng Nai. Nghiên cứu cho thấy, tại đây, đến quý III, có 42 dự án tại thị trường nhà ở, cung cấp khoảng 27.000 căn, nền. Trong đó, 26 dự án đang bán trong thị trường sơ cấp. Phân khúc đất nền chiếm 94% tổng số nguồn cung.

Các dự án nhà ở tập trung tại các huyện gần với TP HCM và Bình Dương bao gồm Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Thống Nhất và Long Thành.

Giá bán trung bình trên m2 của các dự án căn hộ đang hoạt động là khoảng 15,2-19,8 triệu đồng, tương đương từ 1,3-2 tỷ đồng một căn. Đối với đất biệt thự, nhà liền kề, giá bán trung bình là 13,5 triệu đồng một m2, tương đương mức giá trung bình 1,1-4,8 tỷ đồng một căn.


Từ nhiều năm nay, Đồng Nai đã lọt vào tầm ngắm của giới đầu tư bởi có nhiều tiềm năng, từ vị trí liền kề TP HCM, mạng lưới giao thông kết nối liên vùng và chuẩn bị có thêm Sân bay quốc tế Long Thành, đặc biệt là giá đất ban dat lavender city thuộc phường Bàu Hang (mới sáp nhập Tp. Biên Hòa) còn khá “mềm”. Tuy nhiên, thị trường này vẫn khó tăng nhiệt ngay trong năm 2015 bởi yếu tố quan trọng nhất là niềm tin của nhà đầu tư đã ít nhiều bị sứt mẻ từ quyết định đặt cược vào các “đại dự án ngủ quên” trước đó.

Khoảng 5.100 nền đất đã được bán tại Đồng Nai từ năm 2009. "Phân khúc đất nền ở Đồng Nai rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Người mua nhà ở phân khúc biệt thự, nhà liền kề chủ yếu dùng để nghỉ ngơi hoặc vào ở trong tương lai", Savills nhận định.

Đơn vị này cũng nhận định hệ thống cơ sở hạ tầng kém phát triển và thiếu các tiện ích xã hội là những trở ngại của Đồng Nai để thu hút người nhập cư từ những khu vực lân cận. Do đó, thị trường hiện bị thống lĩnh bởi các nhà đầu tư, đầu cơ cá thể hơn là người mua có nhu cầu ở. Về lâu dài, với sự hoàn thành các hệ thống giao thông trọng điểm và sự phát triển của các tiện ích xã hội tương lai sẽ thu hút người mua có nhu cầu ở thật.


Cuối năm 2014, giới đầu tư xôn xao vì thông tin đất ở khu vực các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom và TP Biên Hòa bắt đầu sốt trở lại vì nhiều dự án lớn, như: đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, đường Võ Nguyên Giáp hoàn thành đưa vào sử dụng và nhiều khả năng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ triển khai sớm. Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, BĐS tại các địa phương trên vẫn rất ít người hỏi mua và nhà đất không “sốt” như lời đồn thổi.

Một dự án nhà xã hội thuộc Bình Dương được ví như Ehome thu nhỏ của nhà đầu tư địa ốc Nam Long khi rất thành công với chính sách hỗ trợ người mua dòng căn hộ giá thấp EHome “0% lãi suất và miễn trả nợ gốc cho đến khi nhận nhà”. Khách hàng mua nhà tại richhome ben cat chỉ cần đóng trước khoảng 75 triệu đồng (20%) là đã sở hữu được một ngôi nhà như ý, phần còn lại được vay ưu đãi trong 15 năm với lãi suất cố định 5%/năm cho gói hỗ trợ 30.000 tỷ.

Đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà đầu tư tỏ ra chán nản khi nhắc đến tên các dự án đình đám ở Đồng Nai trong khoảng thời gian từ 4-6 năm trước đây. Năm 2008, Khu kinh tế mở Long Hưng (xã Long Hưng, TP Biên Hòa) do Donacoop làm chủ đầu tư với quy mô 1.184 ha đất, tổng vốn đầu tư lên đến 9 – 12 tỷ USD được khởi công xây dựng và dự kiến trở thành một khu đô thị mới ngang tầm với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng vào năm 2013. Nhưng đến nay, dự án này mới chỉ có lác đác vài căn tái định cư, chưa thấy đâu bóng dáng một khu đô thị.