Trĩ là bệnh do sự căng giãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng - hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết, bao gồm ba loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.



Phẫu thuật là giải pháp bắt buộc khi tình trạng bệnh trĩ ở cấp độ nặng kèm theo những biến chứng cấp tính. Tuy nhiên, sau khi cắt, nếu bạn ăn uống thiếu chất xơ dẫn đến táo bón, vệ sinh vùng sinh môn không tốt và không có giải pháp gia tăng sức khỏe tĩnh mạch thì bệnh trĩ sẽ lại tái phát. Để tránh tái phát, bạn nên:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Người ăn nhiều chất xơ như trái cây, rau xanh ít mắc bệnh trĩ hơn so với người có chế độ ăn nhiều chất béo và đường tinh chế. Bạn cũng cần hạn chế ăn đồ cay, nóng như ớt, hạt tiêu và nên dừng uống bia, rượu.

+ Tránh đứng lâu và nâng vật nặng vì cả hai trạng thái này đều làm tăng sự căng thẳng lên niêm mạc trực tràng, có thể dẫn đến tái phát bệnh trĩ.
+ Chữa trị triệt để bệnh ho và hen suyễn: Ho và hen suyễn kéo dài làm tăng áp lực trong ổ bụng, xương chậu và tác động đến niêm mạc trực tràng.
+ Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày hỗ trợ việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
+ Nếu công việc của bạn đòi hỏi ngồi nhiều, hãy đứng dậy thường xuyên nhằm giảm bớt áp lực lên vùng trực tràng.
+ Duy trì trọng lượng khỏe mạnh để không gây áp lực lên các tĩnh mạch trực tràng.
+ Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội… làm tăng lưu thông máu đến khắp cơ thể, trong đó có cả vùng trực tràng, giúp tăng cường sức khỏe cho vùng này.
+ Đang mắc bệnh trĩ hoặc có nguy cơ mắc bệnh trĩ thì bổ sung hàng ngày ( trong vòng khoảng 3 tháng ) các chiết xuất thảo dược thiên nhiên như Việt quất đen (Bilbery), cao hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut), trái cây họ cam, quýt (chứa Diosmin), cây bạch quả (Ginkgo biloba), rau diếp cá và Rutin chiết xuất chủ yếu từ hoa hoè. Những thảo dược này có tác dụng chính trong việc chống táo bón, giảm sự căng giãn tĩnh mạch trực tràng - hậu môn, tăng sức bền và tính đàn hồi thành mạch và đường tiêu hóa, giúp co búi trĩ hiệu quả và ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát.
Xem thêm: Bệnh trĩ có di truyền không?