Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay chỉ đứng sau bệnh HIV. Sở dĩ căn bệnh này được gọi là bệnh nguy hiểm nhất vì khi mắc bệnh nếu như chúng ta vô tâm, chỉ cần để bệnh phát triển sẽ không thể cứu chữa được nữa. Hiện nay căn bệnh này đang ngày càng hoành hành trong giới trẻ do ý thức về bệnh còn kém. Bạn có thể bị vô sinh, bị các bệnh liên quan đến tim mạch, xương tủy....Và nghiêm trọng hơn nữa có thể bị tử vong. Dưới đây hãy cùng tham khảo 1 số yếu tố, nguyên nhân, tìm hiểu về bệnh giang mai

Những nguyên nhân gây bệnh giang mai

- Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum nhanh chóng xâm nhập vào niêm mạc da của người bệnh và sau thời gian ủ bệnh từ 9-90 ngày (trung bình là 21 ngày) thì phát bệnh. Tùy theo cơ địa từng người mà bệnh giang mai có thời gian ủ bệnh dài hay ngắn khác nhau, rất nhiều người bị nhiễm mà còn không phát hiện được ra bệnh vì chủ quan, không rõ những con đường lây nhiễm của bệnh.

Bệnh giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm nhất

- Đường tình dục: việc quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khiến xoắn khuẩn lây qua những vết xước ở bộ phận sinh dục. Đây là con đường lây nhiễm nhanh chóng nhất.

- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân: người bệnh giang mai sẽ có giai đoạn xuất hiện những mụn nước, mụn mủ chứa dịch nhầy và xoắn khuẩn, vì thế nếu bạn dùng chung chăn, khăn tắm, quần áo với người bệnh sẽ không tránh khỏi việc bị nhiễm giang mai.

- Lây qua đường máu: Xoắn khuẩn giang mai có thể lây nhiễm sang bạn nếu dùng chung kim tiêm hoặc tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị trầy xước.

- Lây truyền từ mẹ sang con: Đa phần trẻ sơ sinh đều bị nhiễm giang mai từ mẹ.

Biểu hiện của bệnh giang mai qua từng giai đoạn

- Giai đoạn 1: Đặc điểm dễ nhận thấy khi bệnh mới chớm đó là sự xuất hiện 1 vết trợt đỏ có bờ cứng hình tròn hay bầu dục, kích thước vết trợt này khoảng 0.3 – 3cm. Vết trợt hay còn gọi là săng gaing mai. Người bệnh ít khi đi khám trong giai đoạn đầu vì vết trợt không gây đau hay ngứa. Cũng ở giai đoạn đầu, vùng bẹn của người bệnh đã có nổi hạch.

- Giai đoạn 2: Săng giang mai tự mất sau 3-6 tuần, tiếp đó sau 4-10 tuần là bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn 2. Lúc này thường thấy nhất là toàn thân nổi ban đào, ban đào không ngứa, không đau nhưng thường xuất hiện đối xứng như ở 2 bên mạng sườn, các chi, ngực, bụng. Thời gian xuất hiện ban đào là 1-2 tuần và những ban đào này tồn tại 1-3 tuần rồi cũng tự mất đi. Một số trường hợp, toàn thân còn nổi mảng sần, phỏng nước và các vết loét.

- Giai đoạn tiềm ẩn: người bệnh không có bất cứ biểu hiện bất thường nào cả, mọi biểu hiện trước đó đều không xuất hiện nữa.

- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối của bệnh, xoắn khuẩn xâm nhập và phá hủy toàn bộ nội tang, xương, khớp và thần kinh. Người bệnh có thể mắc giang mai thần kinh, giang mai tim mạch hoặc củ giang mai.

Lời khuyên của các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm

- Giang mai đã có thuốc đặc trị nhưng bệnh ở giai đoạn mới chớm thì khả năng chữa khỏi là cao nhất, bệnh nặng thì hoàn toàn không thể chữa được, điều trị chỉ giúp ngăn chặn những tiến triển sâu hơn của bệnh.

- Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Thiên Tâm khuyến cáo người bệnh không được tự ý điều trị theo đơn thuốc của người khác, tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người đều khác nhau vì thế nhất định phải do bác sĩ trực tiếp thăm khám và điều trị.
: