Bệnh thoái hóa khớp không chỉ xuất hiện ở tuổi trung niên hoặc người cao tuổi mà hiên nay thoái hóa khớp còn xuất hiện ở cả giới trẻ. Bệnh thoái hóa khớp trẻ hóa như thế nguyên nhân do đâu bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân gây thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi và những phương pháp dieu tri thoai hoa khop ở người trẻ hiệu quả


Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Thoái hóa khớp thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn không đuổi kịp việc lớp sụn ở khớp bị phá hủy theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế. Nguyên nhân dẫn đến thoai hoa khop chủ yếu do quá trình lão hóa cơ thể, ở người trẻ thường do người bệnh giữ một tư thế, hành động lặp đi lặp lại, mang vác nặng, chấn thương khớp,… Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng thường phổ biến tại các chi và cột sống. Trong đó: thoái hóa cột sống và khớp gối rất phổ biến vì các khớp này luôn phải chịu nặng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.

Thông thường bệnh thường xuất hiện ở người trung niên (45-50 tuổi) và phổ biến ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người bị thoái hóa khớp khi mới chỉ 35 tuổi, thậm chí còn trẻ hơn.

Điều trị thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn benh thoai hoa khop, mà chỉ dừng lại ở giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động. Bệnh nhân có thể được áp dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc (chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn hay siêu âm, xung điện giảm đau). Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ kê một số thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau hoặc thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây phản ứng phụ nên bệnh nhân cần lưu ý khi dùng. Nếu tổn thương nặng, mất khả năng vận động, bệnh nhân có thể được phẫu thuật thay khớp theo chỉ định của bác sĩ.

Cần chú ý phòng tránh

Chế độ dinh dưỡng

Đối với những người có chế độ dinh dưỡng khiếm khuyết các chất dinh dưỡng tốt cho việc dieu tri benh xuong khop như ngũ cốc, sữa, hải sản có thể bổ sung bằng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng dạng viên uống tiện lợi hơn. Thành phần chính của thực phẩm bổ sung dinh dưỡng thường chứa Glucosamine – một hợp chất tự nhiên hình thành trong cơ thể, có khả năng tăng tổng hợp sụn khớp, giảm viêm đau khớp – kết hợp cùng các yếu tố chống oxi hóa như mangan, selen, đồng và thảo dược sẽ duy trì sự khỏe mạnh của khớp và tạo sự thoải mái cho người có vấn đề về khớp.

Chế độ sinh hoạt

1. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp

Khi bạn càng béo, sức nặng đè lên khớp càng lớn, nhất là vùng lưng, khớp háng, khớp gối và bàn chân.

2. Siêng năng vận động

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, máu huyết lưu thông dễ dàng. Ðó là yếu tố giúp tăng cường dinh dưỡng cho lớp sụn khớp. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên khớp xương trong vận động.

3. Giữ tư thế cơ thể luôn thẳng

Tư thế tốt sẽ giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối. Ở tư thế thẳng sinh lý, diện tích tiếp xúc giữa hai mặt khớp sẽ đạt mức tối đa, vì thế lực đè ép sẽ tối thiểu. Hơn nữa, khi đó sẽ có sự cân bằng lực giữa các dây chằng và cơ bắp quanh khớp, giúp giảm bớt nhiều nhất lực đè ép lên hai mặt sụn khớp.

4. Sử dụng các khớp lớn trong mang vác nặng

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay là khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.