Một tổn thương nhỏ ở dạ dày có thể rất đau, rất khó chịu, trong khi một ổ loét khổng lồ không có triệu chứng gì.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quốc Vĩnh, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin cho biết, đau dạ dày đơn giản là tình trạng đau do tổn thương dạ dày, thường do viêm dạ dày, loét dạ dày và ung thư dạ dày. (Xem thêm: viem dai trang uong thuoc gi?). Đau dạ dày còn có tổn thương những cơ quan gần với dạ dày trong đường tiêu hóa như tá tràng (phần đầu của ruột non) và thực quản (đường dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày).

Có thể gọi chung các tổn thương thực quản, dạ dày, tá tràng là "đau dạ dày" do hình chiếu điểm đau của chúng trên bụng là tương đối giống nhau.

Triệu chứng tổn thương dạ dày

Triệu chứng đau dạ dày khác nhau giữa các cá nhân, có người đau nhiều, có bệnh nhân đau ít và kiểu đau đôi khi cũng rất khác. Triệu chứng phổ biến nhất gợi ý bệnh đau dạ dày bao gồm:

- Đau vùng thượng vị (vùng giữa bụng dưới xương ức và trên rốn một ít). Các cơn đau này thường có thể tức, đau rát bỏng hay đau âm ỉ và thường có liên quan đến buổi ăn như đau lúc đói, đau sau ăn no…

- Đầy hơi, ậm ạch khó tiêu.

- Buồn nôn và nôn.

- Ợ hơi, ợ chua.

- Nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen.

- Mất cảm giác ngon miệng.


Có phải tổn thương dạ dày càng nặng thì đau càng nhiều

Thật ra không phải luôn như vậy. Độ đau của dạ dày không luôn tỷ lệ thuận với mức độ trầm trọng của tổn thương dạ dày. Một tổn thương nhỏ ở dạ dày có thể rất đau, rất khó chịu trong khi một ổ loét khổng lồ không có triệu chứng gì, hoặc không đáng kể (loét câm). Một số trường hợp ung thư dạ dày không gây một triệu chứng trầm trọng nào đáng kể. May mắn là những trường hợp này rất hiếm và chủ yếu ở người lớn tuổi. Đau dạ dày thường ít nhiều thể hiện triệu chứng. Nên đi thăm khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân đau dạ dày

- Stress (lo lắng quá mức kéo dài): Một nhà bác học Mỹ đã nhấn mạnh "No acid - No Ulcer" tức "không acid - không viêm loét". Acid sinh ra được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật (dây thần kinh số 10). Stress sẽ kích ứng thần kinh hình thành nhiều acid quá mức gây viêm loét dạ dày.

- Vi trùng Helicobacter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày có thể gây viêm, loét và ung thư dạ dày. Tiệt trùng HP làm giảm viêm loét và nguy cơ ung thư dạ dày.

- Thuốc: Prostaglandin là chất bảo vệ niêm mạc dạ dày và đồng thời là một yếu tố gây viêm. Sử dụng thuốc kháng viêm làm giảm nồng độ Prostaglandin gây ra viêm - loét dạ dày tá tràng.

- Chế độ ăn uống quá nhiều gia vị và chất béo có thể làm dạ dày bị kích ứng đưa đến đau dạ dày. Hậu quả cũng tương tự khi uống quá nhiều rượu, hút thuốc hoặc ăn uống thất thường, ăn uống vội vàng…

- Do bệnh toàn thân như bệnh tiểu đường, bệnh xơ gan, hội chứng cushing...

Làm thế nào để xác định bệnh đau dạ dày

Các bác sĩ dựa vào thăm khám, các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng trong đó nội soi dạ dày cho đến hiện nay là phương pháp hiệu quả nhất.

Nội soi dạ dày là một phương pháp thăm khám trực tiếp phần trên của ống tiêu hóa (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng) nhờ vào một ống soi mềm nhỏ đường kính khoảng 9 mm, đưa vào qua đường miệng. (Tin liên quan: bifina). Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang xảy ra bên trong. Từ đó, có được chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp.

Ngoài nội soi, có thể siêu âm, CT hay biện pháp nào khác?

Không may là không thể dùng siêu âm hay CT để chẩn đoán chính xác bệnh đau dạ dày. Khí là kẻ thù của siêu âm, của CT, mà dạ dày nói riêng và đường tiêu hóa nói chung thì đầy khí. Vì vậy siêu âm và CT không thể chẩn đoán chính xác bệnh dạ dày được. Hơn nữa kỹ thuật CT, siêu âm hay các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác một mặt không nhìn thấy trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác không thể lấy các mẫu mô để làm các xét nghiệm. Đến nay nội soi vẫn là ưu tiên một trong định bệnh đau dạ dày và có những cải tiến mạnh mẽ để cuộc soi ngày càng dễ chịu hơn.

Điều trị đau dạ dày

Viêm loét dạ dày:

- Thuốc kháng acid để làm nồng độ acid (như thuốc ức chế bơm proton, thuốc ức chế H2).

- Thuốc kháng sinh để tiệt khuẩn Helicobacter Pylori.

- Chế độ ăn: Hạn chế thức ăn nóng, cay. Hạn chế thức ăn có thế gây dị ứng với từng cá nhân như lactose từ sữa hoặc gluten từ bánh mì. Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống lạc quan, giảm lo âu, tránh stress.

Ung thư dạ dày:

- Ung thư dạ dày sớm: Có thể cắt bớt niêm mạc dạ dày qua nội soi.

- Ung thư dạ dày tiến triển: Phẫu thuật.