Cũng như khớp gối có vai trò rất quan trọng giúp đôi chân bạn vận động di chuyển dễ dàng thì khớp vai cũng quan trọng như vậy, khớp vai giúp đôi tay bạn làm việc nhanh nhẹn, tương tự như khớp gối khớp vai cũng là khớp có tần xuất hoạt động nhiều nhất, vì vậy mà nguy cơ thoai hoa khop vai cũng là một triệu chứng bệnh thường gặp. Hiểu thêm về chứng bệnh này hãy tìm hiểu những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có phương pháp phòng và điều trị thoái hóa khớp vai hiệu quả nhé



Cấu tạo của khớp vai
Khớp vai gồm 5 khớp nhỏ: Khớp vai chính, khớp mỏm cùng cánh tay khớp mỏm cùng – xương đòn khớp ức đòn và khớp bả vai – lồng ngực.

Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ. Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: viêm gân, viêm và co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.

Chóp xoay gồm bốn gân bao quanh khớp vai giúp vai vận động được, các gân này hay bị viêm và gây đau cho những người trên 40 tuổi mà nguyên nhân thường là do thoái hoá thiếu máu nuôi và do sử dụng nhiều cánh tay.

Đặc biệt là gân trên gai và dưới gai có vùng thiểu dưỡng dễ bị viêm và rách, kèm theo có thể có tình trạng viêm của khoang dưới mỏm cùng vai và các ‘gai’ xương của mỏm cùng hay khớp cùng – đòn gây đau vai.

Bệnh viêm khớp, phong thấp, loãng xương v…v.. cũng là những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp vai

Dấu hiệu thoái hóa khớp vai

- Đặc điểm là đau nhiều về đêm, đau khi nằm nghiêng bên vai đau, đau khi giơ tay lên quá đầu, có thể có một đoạn nào đó khi giơ tay lên sẽ đau nhưng khi qua đoạn đó rồi thì ít đau hơn, người ta gọi là cung đau.
- Khám lâm sàng cho phép nghi ngờ tổn thương viêm hay rách chóp xoay, đặc biệt đánh giá sức cơ khi khám.
- Chụp MRI có bơm thuốc tương phản từ nội khớp cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng viêm hay rách gân.
- Chụp X quang cho phép xem các “gai” xương ở mỏm cùng vai.
- Đa số tình trạng đau bả vai kéo buốt xuống bàn tay, ngón tay đều do thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp điều trị:
- Nếu gân bị viêm sẽ được điều trị bằng thuốc và tập vật lý trị liệu, nếu đã đứt hoàn toàn thì điều trị nội khoa ít khi thành công mà cần phải khâu lại để phục hồi sức cơ, tránh tình trạng thoái hoá mỡ của cơ do gân bị đứt và không hoạt động.
- Hiện tại việc khâu gân chóp xoay đã có thể thực hiện hoàn toàn qua nội soi. Phẫu thuật nội soi ít gây sang chấn nên giảm đau sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh.
- Khớp cổ và khớp vai chúng nó hay bị mòn sụn và thoát vị đĩa đệm, nên để phòng ngừa và khôi phục lại đĩa đệm bị thoái hóa, các bạn nên bổ sung cái loại sụn tự nhiên đặc chế từ con nghêu (hến) này, kết hợp với Vitamin B Komplet (B1, B6, B12 và D3) thì rất có hiệu dụng.