Hắc xì hơi là một triệu chứng khó chịu khi mũi bị tác động bởi các yếu tố gây dị ứng từ bênh ngoài môi trường. Vậy hắc xì hơi có phải là viêm mũi dị ứng? Có rất nhiều tranh luận xung quanh vấn đề này có người cho rằng hắc xì hơi là một triệu chứng bình thường của mũi, có người lại cho rằng hắt xì hơi là do viêm mũi dị ứng gây nên. Mời bạn đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này



Sau đây chúng ta sẽ xem lại một cuộc trò chuyện của TS. Vũ Thị Lừu-Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa-Bệnh viện E về vấn đề này với nội dung như sau

Chào Bác sĩ! Thưa Bác sĩ con tôi năm nay 10 tuổi, là nam giới mới gần đây cháu hay bị hắt hơi liên tục, mỗi lần hắt hơi tưởng chừng không có diểm dừng. Tôi có cho cháu các cơ sở y tế khám chữa bệnh, các Bác sĩ nơi đây đều bảo là cháu bị viêm mũi dị ứng. Vậy cho tôi hỏi đây có đúng là bệnh viêm mũi dị ứng không và cách chữa trị như thế nào mong các Bác sĩ tư vấn cho. toi6 chân thành cảm ơn.!

TS. Vũ Thị Lừu
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí....

Các biểu hiện của viêm mũi dị ứng:
- Hắt hơi : triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kéo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng.
- Ngứa mũi
Cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
- Chảy nước mũi
Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi.
Ngoài ra còn có các biểu hiện ngạt, đau mũi, đau đầu, đau họng...
Như vậy, với các biểu hiện của con bạn có vẻ như đúng là cháu bị viêm mũi dị ứng. Điều quan trọng là cần xác định được tác nhân gây dị ứng thì việc điều trị, phòng ngừa mới có hiệu quả. Bạn và cháu cần theo dõi xem hiện tượng hắt hơi xảy ra khi nào, khi thay đổi thời tiết, thay đổi môi trường, hay khi tiếp xúc với vật nuôi...
Cháu cần chủ động phòng tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống. Nếu vậy không đỡ thì cần dùng thuốc. Mặc dù việc chữa viêm mũi dị ứng thường được điều trị nội khoa, nhưng trong một số trường hợp người ta cần đến phẫu thuật. Đó là khi cần giải quyết bệnh tích ở những bệnh nhân viêm mũi dị ứng tiến triển tạo nhiều polyp (thường gọi là thịt dư), hoặc niêm mạc cuốn mũi thoái hoá quá mức gây nghẹt mũi nhiều không thể phục hồi dù đã uống thuốc tích cực. Trước mắt bạn cứ cho cháu điều trị theo chỉ định của các bác sĩ.