Xuân về có biết bao nhiêu lễ hội dân gian ở khắp nơi được nhiều trai thanh gái lịch chào đón và già trẻ muôn người cùng tưng bừng hòa nhập trong niềm vui rực rỡ sắc màu hòa cùng trong không khí ấm áp của những ngày đầu năm. Đó cũng là dịp để bà con từ già đến trẻ khoe những bộ trang phục đẹp nhất của mình. Bên cạnh những trang phục hiện đại thì những nét đẹp mang tính biểu trưng văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam như tà áo dài tha thướt chắc chắn sẽ là thứ không thể thiếu. Còn ở những vùng châu thổ sông Hồng hay đồng bằng Bắc Bộ thì hình ảnh của những người phụ nữ với chiếc "yếm thắm ngày xuân" trong dịp lễ hội lại mang theo một thông điệp khác về bản sắc văn hóa dân gian còn đậm chất chèo cổ. Đa số những người hoài cổ và yêu thích văn hóa dân gian thì vẫn thích nét đẹp ấy, bởi sự e lệ vừa như kín đáo, vừa như gợi mở, vừa cuốn hút lại vừa lãng mạn mang đậm đà hương sắc của người phụ nữ Việt Nam. cho thuê áo bà ba

Hình ảnh chiếc yếm thắm duyên dáng được đi kèm với những chiếc áo tứ thân với xênh xang mớ bảy mớ ba cùng những chiếc thắt lưng nhiều màu sắc xanh đỏ trong ngày hội xuân thật đẹp và nên thơ. Tiếc rằng chúng có xu hướng ít xuất hiện hơn trước nhịp sống hiện đại. Chúng ta có thể bắt gặp khá nhiều hình ảnh ấy trong các chiếu chèo và trên sân khấu nhưng lại ít thấy xuất hiện ở ngoài đời. cho thuê trang phục dân tộc Nếu quan tâm một chút, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng được vẻ đẹp ấy của những người phụ nữ khi có dịp du ngoạn trong những ngày hội xuân của quê hương vùng đồng bằng Bắc Bộ và đặc biệt trong các lễ hội chèo Thái Bình, lễ hội hát dân ca Quan họ Bắc Ninh, hay Hội Lim nghe hát trên thuyền rồng và những canh hát Quan họ cổ…

Cái yếm luôn gắn liền với hình ảnh người phụ nữ cổ trong những câu ca dao xưa. Đó là hình ảnh của sự lặn lội thân cò nhưng vẫn hiện lên thật đẹp, một vẻ đẹp cô đơn, u buồn nhưng đầy lãng mạn:

Con cò đậu cọc bờ ao
Phất phơ hai dải yếm đào gió bay…

Chẳng biết có từ bao giờ mà chiếc yếm thắm đã luôn là hình ảnh quyến rũ và là niềm hứng khởi trong dân gian khi chúng đi vào những câu ca dao ngọt ngào và khó quên. Chỉ là những miếng vải lụa mềm mại cắt vuông và đặt chéo trước ngực, chúng được lựa chọn với nhiều màu theo từng sở thích khác nhau, rồi lại được những bàn tay khéo léo tự làm nên những chiếc yếm có dáng dấp hình thoi rồi để chẽ ba hở lườn duyên dáng. Vòng tròn ôm sát cổ yếm cũng được khoét rất khéo để tôn lên những chiếc cổ kiêu ba ngấn và sự nõn nà của đôi bờ vai người đàn bà. Những chùm dải yếm mềm mại thì được thắt nơ chéo và buộc phía sau cổ và sau lưng. Phụ nữ ngày xưa thường tự tay cắt may khâu vá cho chiếc yếm của mình, âu cũng là nét đẹp rất đáng quý.

Còn hình ảnh những cái dải yếm thì đã đi vào trong câu ca dao, trong thi ca và văn chương bao đời bởi sự thăng hoa cùng những cảm hứng khá đặc biệt:

Ước gì sông hẹp bằng gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi

Câu ca dao xưa nhắc về chiếc cầu dải yếm biểu trưng cho ước mơ của tình yêu đôi lứa và những ví von "coi trời bằng vung" của họ giống như lời mời gọi của những trái tim trai gái đang yêu. Và khi cuộc tình không thành thì sự hờn trách hay cả nỗi u buồn mãi sau này vẫn còn được gửi gắm vào hình ảnh cái yếm: standee

Bông cúc vàng nở ra bông cúc tím
Em lấy chồng rồi trả yếm lại anh

Còn cô gái kia cũng biết mượn hình ảnh của cái yếm và bông cúc xanh, bông cúc nở lung linh trong trí tưởng tượng của họ, dù là riêng tư nhưng rất đẹp để mà đối đáp:

Bông cúc vàng nở ra bông cúc xanh
Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi

Cái đẹp nửa hư nửa thực chợt bay lên và được gửi gắm qua hình ảnh cái yếm. Chiếc yếm mặc bên trong thay cho áo lót của người phụ nữ nửa kín đáo, nửa gợi mở, họ mặc để che chắn "Đôi gò bồng đảo" vừa trang nghiêm lại vừa hững hờ. Chẳng thế mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã có những câu thơ để đời về hình ảnh người phụ nữ với chiếc yếm đào vô cùng sống động trong bức tranh thiếu nữ còn tràn trề cả sự thanh xuân:

Lược trúc biếng cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long
Đôi gò bồng đảo hương còn ngậm
Một lạch Đào Nguyên suối chửa thông

Những chiếc yếm nhiều màu sắc tùy theo ý thích như trắng, hoa hiên, vàng, xanh, đỏ… được các cô gái mặc bên trong áo tứ thân trong ngày xuân luôn rộn ràng với mớ ba mớ bảy. Đi kèm với chúng là những chiếc thắt lưng màu xanh da trời, xanh cốm, màu ngọc, màu nõn chuối hay màu đỏ điều khá bắt mắt. Chiếc yếm đào thường được nổi bật trong trang phục lễ hội với màu hồng tươi sắc thắm của hoa đào ngày xuân thật là duyên dáng và khơi gợi. Những người đàn bà mặc chúng bỗng trở nên rất đẹp và cũng rất tình với ánh mắt long lanh và dường như họ cũng lúng liếng hơn trong tiếng nhạc ngày xuân.

Yếm thắm ngày xuân, một nét đẹp Việt Nam luôn mang theo thông điệp nhẹ nhàng về tình yêu cùng sự ngọt ngào của những người đàn bà với sức sống thanh xuân nơi quê hương và đất trời ban tặng. Yếm thắm ngày xuân sẽ còn đẹp hơn giữa mênh mang đất trời khi Tết đang về trong lất phất mưa xuân, khi mà con người và thiên nhiên đang giao hòa trong niềm vui đón một mùa xuân mới


P.T.P.T