Bé hay ho từ nửa năm tuổi, trẻ bắt đầu phải đối diện với môi trường một cách độc lập, bé sẽ rất dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh

Theo đánh giá khoa học, khi trẻ 6 tháng tuổi thì nguồn dinh dưỡng cũng như sức đề kháng của mẹ dành cho con thông qua nguồn sữa mẹ giảm đáng kể, cộng thêm việc bé bắt đầu khám phá và tiếp xúc nhiều hơn với môi trường bên ngoài nên các tác nhân gây bệnh luôn rình rập trẻ.

1)Trẻ trên 6 tháng tuổi cần chú ý tăng sức đề kháng
Khi còn trong bụng mẹ, bản thân bé đã có sức đề kháng do được mẹ truyền qua nhau thai, vì vậy khi mới sinh ra đứa trẻ đã có sức đề kháng nhất định. Tuy nhiên một số người mẹ khi mang thai do sức khỏe yếu, thai nghén nên không truyền sang cho con được bao nhiêu, với những bé ở trường hợp này sức đề kháng thường kém.
Không chỉ có vậy mà hiện nay tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ rất thấp vì nhiều lý do, nên việc được thừa hưởng những dinh dưỡng , nâng cao hệ miễn dịch ở trẻ bị hạn chế. Nhưng kể cả việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì tới tháng thứ 6, hầu hết sức đề kháng mẹ truyền sang cho con qua nguồn sữa giảm mạnh. Mà chính từ lúc này bé hay ốm và cần nhiều dinh dưỡng hơn , nên bắt buộc chúng ta cho bé ăn thêm thức ăn dặm và uống sữa ngoài.



Việc được bảo vệ rất an toàn từ khi trong bụng mẹ tới khi chào đời đến 6 tháng tuổi, bé ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nhưng từ 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phải đối diện với môi trường một cách độc lập, trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, bé phải thích ứng nhiều loại thức ăn mới, hệ tiêu hóa dễ bị loạn khuẩn khi các mẹ hiện tại đang lạm dụng nhiều kháng sinh.

Thuốc kháng sinh chỉ đang điều trị được những bệnh do vi khuẩn, nhưng hầu hết các bệnh ở bé nhỏ đều do vi - rút gây ra mà virút thì chỉ có chính sức đề kháng của trẻ mới có thể tự chống chọi lại được. Vậy nên, các mẹ hãy hạn chế sử dụng kháng sinh , không nên tự ý mua thuốc kháng sinh cho con khi chưa có chỉ định của Bác sỹ.

2) Làm cách nào tăng sức đề kháng cho con?
Các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con, tăng cường hoa quả và rau xanh, ăn nhiều thực phẩm chứa Vitamin A và Vitamin C, những thức ăn chứa kẽm.
Chú ý nâng cao hệ miễn dịch là yếu tố rất quan trọng: Hệ miễn dịch khỏe mạnh phụ thuộc vào dinh dưỡng , khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Nhiều bé dưới 5 tuổi đang rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng mặc dù được bố mẹ chăm chút, căn bản còn phụ thuộc vào sức hấp thu ở từng bé. Vậy cần bổ sung sản phẩm gì giúp tăng sự hấp thu và tăng cường sức đề kháng?



3) Cách chọn sản phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng
Hiện nay chúng ta đang bổ sung các probiotics (khuẩn có lợi, khuẩn sống) cho bé để giúp tăng sinh các tế bào miễn dịch , tăng khả năng hấp thu (hệ miễn dịch cơ thể chiếm 70 đến 80% ở ruột non), nhưng bổ sung probiotics hiện đang gặp phải 1 số vấn đề hạn chế:
+ Quá trình đi tới ruột non để làm nhiệm vụ thì 1 lượng lớn khuẩn có lợi bị tiêu diệt bởi axit dạ dày nên hiệu quả còn lại là rất ít.
+ Là vi khuẩn sống nên việc bảo quản, vận chuyển không đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm khiến lượng khuẩn này cũng bị hao mòn với tỷ lệ cao.
+ Các khuẩn có lợi khi vào tới ruột non làm chức năng bổ sung đội quân bảo vệ bé một cách đơn thuần, không có tính năng nuôi dưỡng các tế bào miễn dịch.