Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh bao gồm là lý do sinh lý và bệnh lý mà bố mẹ có thể quan tâm và xác định để có định hướng điều trị, giảm thiểu nôn trớ cho trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ là do đâu? Hãy tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ và cách xử lý dưới đây:

1. Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh và cách xử lý

- Nôn trớ nước ối và dịch bẩn: xuất hiện ở trẻ mới sinh trong những giờ đầu với những dịch trớ có màu nâu sẫm để đảo thải các dịch trẻ nuốt phải trong quá trình chuyển dạ của mẹ. Hãy cho trẻ nằm nghiêng, đầu hơi cao để dịch trớ tự tràn ra ngoài cho tới khi hết và dịch không trào vào đường hô hấp của trẻ.

- Nôn trớ do ăn quá nhiều: khi trẻ bú quá no có thể khiến dạ dày ban đầu chưa thể giãn nở kịp thời nên không chứa nổi. Do đó, sau bữa ăn 3- 5 phút trẻ thường có hiện tượng nôn, trớ sữa. Vì vậy, hạn chế cho bé ăn quá no và bé xóc trẻ sau khi ăn khiến trẻ dễ bị sặc sữa nguy hiểm.

- Nôn trớ do mút nhiều khí: do khi bú và bú bình, khi thay đổi tư thế của trẻ một cách đột ngột từ nằm ngang sang nằm đứng. Tốt hơn hết nên cho trẻ bú trực tiếp vú mẹ. Để trẻ tập trung khi bú, không trêu đùa và để con chơi đồ chơi trẻ em vì có thể khiến bé vừa bú vừa cười, gây sạc, nôn trớ.

Nếu để trẻ bú bình thì nên nghiêng bình sữa cho ngậm núm cao su, hết không khí để trẻ không mút nhiều không khí, gây trớ.



Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ và cách xử lý

- Nôn do tâm vị chưa đóng kín: với trẻ mới sinh thì lớp cơ vùng tâm vị mỏng, chưa phát triển hoàn thiên nên không đóng kín sau bữa ăn mà môn vị co bóp mạnh đến dễ bị đẩy ra ngoài da dày gây nôn trớ. Hiện tượng này sẽ dần mất đi khi trẻ 3 – 4 tháng tuổi, vùng tâm vị phát triển và hoàn thiện.

2 Nôn trớ bệnh lý

Ngoài các nguyên nhân gây ra nôn trớ sinh lý, còn có rất nhiều nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ mang tính bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ cần nhận biết để có biện phát xứ lý sớm, bảo vệ sức khỏe cho con tốt nhất!



Cách xử lý để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Hãy quan sát nếu trẻ có các các dấu hiệu dưới đây thì đừng ngần ngại đưa trẻ đến cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời, tránh những tai biến nguy hiểm cho con.

- Đau bụng quằn quại

- Bụng trướng

- Lơ mơ hay ở trạng thái kích thích

- Co giật

- Liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng

- Có dấu hiệu cơ thể bị khử nước như miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu (thay ít hơn 6 tã lót/ngày)

- Xuất hiện máu hay mật (màu xanh) khi nôn trớ.

Xem thêm sản phẩm bể bơi cho bé bơm hơi tại Subin.vn giúp con có sân chơi lành mạnh, bổ ích.



Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ

Khi trẻ gặp phải tình trạng này cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay và lưu ý mang theo cả các dịch nôn để làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác. Bởi đây là các dấu hiệu bệnh cần xử lý ngay như:

- Nôn do phì hẹp đại môn vị

- Nôn do co thắt môn vị

- Nôn do dị tật đường tiêu hóa: tắc thực quản bẩm sinh, tắc ruột bẩm sinh, không có lỗ hậu môn hoặc hậu môn màng.

- Trẻ nôn do nhiễm khuẩn nặng

- Nôn do trấn thương sọ não, xuất huyết não.

Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trên bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để đảm bảo bé được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời nhất.

Chúc bố mẹ chăm sóc sức khỏe con yêu thật tốt.

Nguồn: https://subin.vn/tin-tuc/nguyen-nhan...ach-xu-ly.html