Như đã nói, kinh nghiệm của mình cũng chẳng có gì đặc biệt. Ở phổ thông, mình đuổi kịp các bạn cùng lớp đã học tiếng Anh được 4 năm chả phải nhờ tài giỏi xuất chúng gì, chỉ nhờ kiên trì. Thời đó không có nhiều lựa chọn và tài liệu học tiếng Anh như bây giờ. Đi học đầy đủ, chăm chú nghe giảng bài trên lớp và làm bài tập về nhà đầy đủ. 3 tháng văn phạm căn bản và 8 tháng bằng A, mỗi tuần 3 buổi tối. Chấp nhận học lại từ đầu, không bỏ cuộc giữa chừng, thế thôi. Dù trước đó mình thù tiếng Anh, và chán nản vì học ở trường chả hiểu gì. Mình buộc mình phải học, phải chăm chú tập trung ở lớp, phải làm hết bài tập về nhà. Không hề có tài liệu tham khảo, không đi học thêm ở trường, Gia sư tiếng anh lớp 10 cũng không học hơn những gì được bảo, thậm chí có làm sai hay không hiểu bài cũng chẳng dám hỏi lại giáo viên.
Mình cũng đã ôn thi đại học như thế. Nhờ có thầy giáo dạy thêm Toán, một người dòng dõi hoàng tộc Huế. Mình đã làm đúng lời thầy khuyên: 4g30-6g sáng thứ 2,4,6 học Toán và sáng 3,5,7 học Văn, 9g30-11g đêm mỗi ngày học tiếng Anh. Tài liệu duy nhất mình có là quyển 150 Bộ đề luyện thi đại học tiếng Anh. Không viết vào sách, vì viết vào rồi thì có sách đâu mà học nữa (mình giữ thói quen đó đến tận bây giờ). Chép hết đề vào một quyển vở, làm bài vô đó, kiểm tra đáp án, tự chấm điểm, coi lại những câu sai. Làm hết 150 đề thì quay lại làm từ đầu. Lượt đầu tiên, toàn 2-3 điểm (thời đó đề thi đại học khó như quỷ!). Làm lượt thứ hai, lên được 4-5 điểm. Lượt cuối trước khi đi thi đại học thì được 8-9 điểm, có lẽ vì đã thuộc đề. Mình không nhớ đã chép hết bao nhiêu quyển vở, cũng không nhớ đã làm mỗi đề thi bao nhiêu lần trong suốt 2 năm lớp 11 và 12.
Bây giờ nghĩ lại, lợi ích lớn nhất của sự miệt mài đó là mình quen mặt chữ, viết đúng chính tả tiếng Anh, Gia sư tiếng anh lớp 9 quen với văn phạm, cấu trúc và cách diễn đạt tiếng Anh và ngôn ngữ cứ dần dần thấm vào người lúc nào không hay. Dĩ nhiên, phương pháp này chống chỉ định với những ai lười biếng, thích ăn xổi và muốn giỏi ngay trong thời gian ngắn. Và cũng dĩ nhiên, mình đã phải nghe bao nhiêu lời ta thán chửi rủa từ sinh viên khi bị ép phải làm (và chép) hàng đống bài tập mỗi ngày. Kệ, mình cứ đội mũ phớt ăn quả bơ. Và rút ra thêm một bài học nữa: Không quan trọng bạn học giáo viên nào, sách gì, trường chi, mà quan trọng là bạn học như thế nào và đầu tư cho nó bao nhiêu thời gian.
Đối mặt với thử thách thứ hai - học giao tiếp. Chẳng phải mỗi mình mình bị sốc với môi trường đại học chuyên ngữ, kỳ nào cũng bốn môn Nghe Nói Đọc Viết đi đều, còn thêm các môn chuyên, giáo viên thì giảng bài bằng tiếng Anh. Khó khăn đầu tiên là phát âm. May nhờ được học môn Luyện âm, mình hiểu được cách đọc phiên âm quốc tế và từ đó trở đi khi học từ, tra từ điển,…luôn chú ý phát âm từ cho đúng. Đến khi đi thực tập, thầy giáo hướng dẫn lại bảo phải tra phiên âm từng từ một trong giáo án lên lớp, đừng tưởng từ đó quen mà phát âm đúng nhé. Quả thật là những bài học vô giá, vì mình đã thấy nhiều người phải vất vả khổ sở đến thế nào để sửa lỗi phát âm mà nhiều khi sai vẫn hoàn sai. Và dĩ nhiên là phải tạo thói quen để ý đến phiên âm khi tra bất cứ từ nào, dù nó có quen cỡ nào đi nữa. Một phương pháp khác: Mình thấy mẹ suốt ngày ngồi mở băng cát-xét tiếng Anh, Gia sư tiếng anh lớp 7 nghe và lặp lại từng câu trong đó. Mình thì chưa bao giờ làm vậy, nhưng kết quả thì hoàn toàn rõ ràng. Mẹ phát âm đúng, chuẩn và nói tiếng Anh đủ giỏi để làm hướng dẫn viên du lịch đến tận bây giờ dù toàn tự học.
Tiếp theo là từ vựng. Lên đại học, tham gia nhiều hoạt động phong trào, đoàn hội,…nên mình cũng chẳng rảnh rỗi, lại còn học thêm tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Trung,…Nhưng từ đó, mình khám phá ra học ngôn ngữ bằng phương pháp so sánh thì dễ nhớ và nhớ lâu hơn hẳn. Ví dụ, từ tiếng Anh và tiếng Pháp này giống nhau ở chỗ nào, khác nhau ra sao về phát âm, nghĩa, cách sử dụng,…hay từ này trong tiếng Nhật thì tương ứng với từ tiếng Trung nào,…Tuy nhiên, mình dị ứng với kiểu nói/viết Anh - Việt lẫn lộn hay chêm từ nước ngoài vào trong câu. Ngôn ngữ nào cũng giàu và đẹp, đừng có lai tạp chúng đi chỉ vì vốn từ vựng nghèo nàn hay sở thích dùng thuốc súng của bạn.
Ngoài ra, mình học từ theo phương pháp của Bác Hồ, một ngày 5 từ viết vào mảnh giấy nhỏ, gồm phiên âm, từ loại, nghĩa, ví dụ,…Mỗi ngày một tờ, cuối tuần thì ôn lại từ đã học cả tuần, lâu lâu ôn lại hết tất cả và học lại những từ đã quên. Mình còn dụ nhóm bạn thân cùng học kiểu đó, 6 đứa viết từ rồi xoay vòng đổi giấy cho nhau, viết một tờ nhưng có từ để học cả tuần, rồi bạn bè dò bài nhau, càng vui.
Đối với môn Nghe, mình học theo kiểu “tắm ngôn ngữ”. Nhờ có cái đài mẹ mua cho với giá 90.000đ (thời đó thế là cao rồi) bắt được BBC và VOA, mình cứ mở cho nó nói ra rả cả ngày rồi kệ nó đó mà học bài, nấu nướng, dọn dẹp…Mở triền miên được vài năm thì nó chán, nó đình công, rồi mình cho nó nghỉ hưu luôn. Không biết bây giờ nó ở đâu, nhưng đôi khi vẫn thấy nhớ nó. Còn nghe chủ động thì chỉ có mỗi quyển Listen Carefully (Jack C. Richards) đã sờn rách và đầy chữ của mẹ, mình cũng nghe tới nghe lui và làm bài tập (cố mà lơ những chỗ mẹ đã ghi vô đó chứ sao). Nghe được ít bài rồi ớn, bỏ. Mỗi lần sắp thi học kỳ, thấy lo lo, lại lôi ra nghe lại. Mà không hiểu trời xui đất khiến ra sao, nghe không biết bao nhiêu lần, sau này cũng có khi dạy bằng sách đó, mà chưa bao giờ mình nghe quá nổi Unit 10 trong sách. Nói túm lại, nếu không nhờ phát âm đúng (để hiểu được người ta khi họ nói tiếng Anh) và kinh nghiệm 7 năm đi hướng dẫn nghe đủ thể loại tiếng Anh trên đời thì mình cũng chẳng đoán được kỹ năng nghe của mình sẽ đi đâu về đâu.
Kinh nghiệm dạy tiếng Anh của mình bao nhiêu năm cũng chỉ đưa đến một kết luận khá đáng buồn: muốn nghe giỏi, chỉ có luyện, mà luyện thường xuyên trong thời gian đủ dài. Mình chưa thấy ai qua một đêm bỗng nhiên nghe giỏi cả, mánh mẹo trời đi nữa cũng thế. Môn Nói cũng vậy luôn. Dù đề ra quy định mỗi tuần hai ngày cả lớp chỉ nói tiếng Anh, ai chen câu tiếng Việt nào là phạt 500đ/lần (hồi đó 500đ còn giá trị) thì cũng chỉ có kinh nghiệm nhiều năm “chém” tiếng Anh mới giúp mình nói tốt. Con người mà, có phải chim sáo lột lưỡi xong là nói được ngoại ngữ ngay đâu.
Đọc đến đây, hẳn bạn đã ngao ngán lắc đầu. Không phải ai cũng kiên trì được, mà không có môi trường thì luyện nghe nói với ai? Chưa kể, có người vốn cũng khá giỏi, bỏ lâu ngày thì khả năng giao tiếp cũng “về mo”. Mình cũng từng bị hụt hẫng khi đang quen nói tiếng Anh với tốc độ tư duy (nghĩ đến đâu “bắn” đến đó) lại phải tiết chế, nói càng chậm càng đơn giản và càng nhiều…tiếng Việt càng tốt, không thì học trò sẽ ngủ sạch. Kinh nghiệm để học tiếng Anh, ôn thi TOEIC, TOEFL, IELTS,