Nếu các bạn đã từng tham gia một tiệc cưới tại nhà hàng thì thường có nghi lễ cắt bánh cưới và rót rượu sâm banh nhưng không mấy ai hiểu ý nghĩa của việc này. Hôm nay Claris sẽ giúp bạn biết 2 hành động này sẽ có ý nghĩa thế nào trong tiệc cưới và đời sống Cô dâu - Chú rể sau này nhé.

NGHI THỨC CẮT BÁNH CƯỚI

Trong những đám cưới ngày nay, hầu hết tất cả các cô dâu chú rể đều lựa chọn cho riêng mình một chiếc bánh cưới hoặc đã đặt sẵn nhà hàng trong gói làm đám cưới. Nghi thức cắt bánh khá đơn giản, khi cô dâu cùng chú rể nắm tay nhau và dùng dao cắt dọc chiếc bánh. Điều này mang ý nghĩa là hai người sẽ cùng chung tay, chung sức làm mọi việc bắt đầu từ giây phút này, khi họ chính thức trở thành vợ chồng.



Đa số bánh cưới ít được sử dụng đến sau nghi thức cắt bánh, vì vậy nếu bạn muốn thay đổi một chút, bạn có thể gợi ý cặp cô dâu chú rể cùng nhau ăn miếng bánh đầu tiên. Đây cũng là một điều khá thú vị thể hiện rằng từ nay về sau, hai người sẽ luôn luôn sẻ chia những ngọt bùi đắng cay của cuộc đời.

nhà hàng tiệc cưới quận 1

Nếu như bạn không thích cắt hay ăn bánh, bạn có thể thắp những chiếc nến giống như bữa tiệc sinh nhật. Ánh sáng lung linh của nến trên chiếc bánh tượng trưng cho tình yêu đang chắp cánh soi đường hạnh phúc của cặp vợ chồng.

NGHI THỨC RÓT RƯỢU SÂM BANH

Sau khi cắt bánh cưới, cặp cô dâu chú rể sẽ tiếp tục nghi thức là rót rượu sâm banh. Chú rể là người mở nắp chai rượu rồi hai người cũng nhau đổ vào tháp ly được xếp sẵn. Với mong muốn hạnh phúc sẽ tràn đầy, những dòng rượu sâm banh màu đỏ rực rỡ càng thể hiện thêm tình yêu nồng ấm của đôi vợ chồng mới cưới.


Một nghi thức khá đặc biệt khác cũng có thể thay thế nghi thức rót rượu này đó là dùng cát. Cần chuẩn bị hai bình cát màu khác nhau và một chiếc lọ khác thật lớn. Chú rể cầm một bình cát, cô dâu cầm bình cát còn lại và rót vào chiếc lọ trống để hai dòng cát khác màu hòa quyện vào nhau. Điều này còn khá mới mẻ trong các đám cưới tại Việt Nam ta, nó thường phổ biến ở Anh và các nước châu Âu.

Bánh cưới và rượu sâm banh đều đã trở thành nghi thức quen thuộc trong mỗi đám cưới của người Việt. Mỗi nghi thức đều mang một ý nghĩa riêng nhưng nói chung đều hàm ý chúc phúc cho cặp cô dâu chú rể. Đó là ý nghĩa về tình yêu, sự chung thủy, và sự ấm áp của gia đình.

Đại diện nhà gái cảm ơn, giới thiệu những người có mặt phía nhà gái và nhận lễ vật. Sau khi nhà gái đồng ý lời đề nghị đi lại của nhà trai, cha mẹ cô dâu tương lai sẽ dâng trái cây, lễ vật lên bàn thờ gia tiên và cho đôi trẻ thắp hương nhằm báo cáo với tổ tiên và cầu mong sự phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới được tốt đẹp.

Cả hai nhà cùng bàn bạc về đám hỏi, đám cưới cùng các yêu cầu như việc thách cưới, lễ vật, thời gian tổ chức và đi đến sự thống nhất.

Kết thúc buổi lễ, nhà gái có thể mời nhà trai dùng bữa cơm thân mật tại nhà hoặc ở nhà hàng cưới để tạo cơ hội giao lưu thêm, gia tăng sự gắn kết giữa hai gia đình nếu có điều kiện.

Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu được lễ dạm ngõ là gì và những điều cần biết trong lễ dạm ngõ.