Giấy Murano: Giấy này gấp ướt cũng tốt, không thua kém gì Canson. Giấy có thể có nhiều độ dày.
Thông số:
– Giấy dày, nhiều độ dày khác nhau, định lượng 110~240gsm, có thể hơn
– Khổ giấy: A4~A0

Giấy Canson: Giấy này của Pháp, cũng là giấy vẽ của bên Mỹ Thuật. Là loại giấy để gấp ướt tốt, giữ hình dạng rất tốt. Cũng có thể tìm mua ở các của hàng Mỹ Thuật. Giá khoảng 25.000đ 1 tờ A1, và 50.000đ 1 tờ A0
Chú ý: với giấy Canson còn có 1 loại là giấy can, để dùng trong in ấn, chứ không phải để vẽ màu nước. Loại giấy can này có nhiều độ dày và có thể có màu sắc.
Thông số:
– Giấy dày, nhiều độ dày khác nhau, định lượng 110~240gsm, có thể hơn
– Khổ giấy: A4~A0



Giấy bìa cứng, các-tông (Carton), hay giấy bồi là một thuật ngữ chung để chỉ một loại giấy nặng với độ dày và cứng khác nhau, từ một sự sắp xếp đơn giản của một tấm giấy cứng duy nhất đến cấu hình phức tạp gồm nhiều lớp, có thể có nếp hay gợn sóng. Thường là các-tông làm bằng bột giấy, bột giấy cơ học và giấy cũ, cùng với những thứ khác, trong kỹ thuật in và trong ngành công nghiệp bao bì để bảo vệ hàng hóa đóng gói, trong nghệ thuật đồ họa và thủ công mỹ nghệ làm nguyên liệu nghệ thuật và như một bề mặt thiết kế. Mặc dù từ ngữ các-tông được sử dụng lan rộng nói chung trong tiếng Anh (Cardboard) hay tiếng Pháp (Carton), thuật ngữ này thường ít dùng trong các ngành kinh doanh và công nghiệp. Các ngành sản xuất vật liệu, các nhà sản xuất container, kỹ sư đóng gói, và các tổ chức định tiêu chuẩn, đã cố gắng sử dụng những thuật ngữ cụ thể hơn, thường là thuật ngữ “các-tông””giấy bồi” được tránh, bởi vì khái niệm mơ hồ và nó không xác định bất kỳ nguyên vật liệu đặc biệt. Tùy theo vật liệu và cấu tạo bề mặt, các tông khi đó được xác định bằng những thuật ngữ chính x

http://socprinting.net/

Giấy Crystal: có một mặt rất láng bóng gần như có phủ lớp keo bóng , mặt còn lại nhám, thường được sử dụng trung gian giữa giấy Bristol và giấy Couche tùy theo mục đích yêu cầu sản phẩm…

Giấy Duplex có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng của giấy Duplex thường trên 300g/m2.

Loại thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng (vì vậy nên giấy phản quang, chói mắt khi bắt ánh sáng). Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure … Định lượng vào khoảng 90-300g/m2.
Ngoài ra, còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp

Bề mặt hơi bóng và mịn, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, mặt không láng thường nằm ở mặt trong sản phẩm – mặt trong vỏ hộp. (Giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thường phải được kiểm định an toàn thực phẩm khi được sử dụng làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).

Có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, bám mực tốt vừa phải, do vậy in offset sẽ đẹp, giấy Bristol thường dùng in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bìa sơ mi, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, thiệp mời … định lượng thường được sử dụng từ 230 – 350g/m2.

Công nghệ CTF (Computer to film) là công nghệ chế bản số trong đó dữ liệu số (Digital) từ máy tính được chuyển thành dữ liệu tương tự (Anolog) trên film thông qua các máy ghi film, film được đem bình trước khi phơi để truyền hình ảnh lên bản in. Quy trình tổng quát của công nghệ CTF được mô tả theo sơ đồ sau:
* Công nghệ CTF có sử dụng giấy scan.
* Công nghệ CTF xuất Film theo từng trang.
* Công nghệ CTF xuất Film khổ bản in.

CTP (Computer to plate) là cụm từ mô tả công nghệ chế bản, trong đó dữ liệu số từ máy tính được ghi trực tiếp lên bản in mà không qua khâu trung gian là film. Bản in sau khi được ghi hình có thể được hiện ngay trên hệ thống máy ghi bản hoặc được đưa tới hiện ở máy hiện bản chuyên dụng. Công nghệ này hiện nay đang dần được sử dụng phổ biến trên thế giới do những ưu điểm vượt trội của nó so với công nghệ CTF (Computer to film)

(Pixels Per Inch) – Độ phân giải, thường tất cả các file được thiết lập ở 300ppi (300 pixels mỗi inch vuông). Nhưng cũng tuỳ theo chất lượng của giấy mà ta xuất file cho phù hợp.

(Pantone Matching System – Hệ thống căn chỉnh màu Pantome) – Màu PMS là màu tiêu chuẩn được liệt kê trong Hệ thống Căn chỉnh màu Pantone. Mỗi màu Pantone có một mã số riêng để các nhà in và nhà sản xuất khác nhau đảm bảo tính thống nhất về màu sắc.
Nếu bạn đặt in 4 màu nhưng lại tải file có chứa màu Pantone (PMS) thì những màu PMS này sẽ được tự động chuyển sang CMYK. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị sử dụng hệ màu CMYK cho tất cả các file. Trang in – Khi nói đến trang in, chúng ta đề cập đến số lượng thực của những trang in chứ không phải số lượng tờ giấy. Ví dụ một tạp chí 8pp khổ A4 gồm 2 tờ A3, in 2 mặt, gập, đóng ghim thành khổ A4.

Tạo thành đường hằn trên giấy để gập hoặc tạo hình để gập thành hộp.

(Red, Green, Blue) – Hệ màu này là ngôn ngữ của màn hình máy tính và vô tuyến nên không phù hợp cho in ấn. RGB dựa trên các màu cộng – phối hợp màu red, green và blue light, ta thu được màu trắng nhẹ.

(Cyan, Magenta, Yellow, Black) – Những màu dùng trong màu in, nên khi các bạn thiết kế xuất file in thì nên để CMYK, nếu trong trường hợp bạn để chế độ RGB thì người chế bản chuyển tự động sang CMYK, màu sắc in ra bị xỉn màu hơn và không rực như bạn mong muốn.