In ấn độc lập:
Có thể gọi nó là Stand-Alone, Walk-Up, PC-less hoặc một thuật ngữ khác, nhiều công ty máy in hiện nay tích hợp chức năng cho phép in mà không cần máy tính. Về cơ bản bạn có thể làm việc với ổ USB, thẻ SD hoặc loại phương tiện di động khác, cắm nó vào máy in và in từ bộ nhớ flash thay vì gửi tệp từ máy tính. Người dùng chắc chắn sẽ không mua một máy in chỉ cho tính năng này. Tuy nhiên, đối tượng nổi bật là các máy in ảnh độc lập. Nó khá thuận tiện để gắn thẻ SD hoặc liên kết máy ảnh qua cáp với máy in để in ảnh chọn và in.

Khả năng tương thích với hệ điều hành:

Mặc dù điều này đã không còn trở thành vấn đề quá quan trọng trong thời điểm hiện tại nữa, nhưng giao tiếp giữa máy in và máy tính vẫn là một vấn đề. Người dùng Windows sẽ có ít hoặc không có rắc rối khi kết nối máy tính và máy in, nhưng người dùng Mac và Linux sẽ gặp các rắc rối không như họ mong đợi – có những vấn đề phức tạp nhất định khi thiết lập kết nối máy in và máy tính sử dụng hai hệ điều hành này. Các bạn nên tham khảo máy tính không kết nối được với máy in tại đây.



In đảo mặt Duplexing:
Duplexing là một tính năng tuyệt vời cho các bản in trên cả hai mặt. Các máy in không có tính năng in tự động đảo mặt, nếu bạn muốn in giấy hai mặt bạn phải làm điều đó một cách thủ công và khá là mất thời gian – bạn sẽ cần lấy các tờ một mặt và đưa chúng trở lại máy in theo đúng thứ tự để có bản in hai mặt thích hợp. Ghép hai mặt thủ công là một việc không có gì là thú vị và bạn chắc chắn sẽ không muốn phải làm điều đó thường xuyên. Hãy chọn một cái máy in có tính năng tự động đảo mặt để giúp cho công việc in ấn của bạn trở lên nhàn hạ hơn.

http://socprinting.net/

Khay nạp tay / Khay đa năng:
Khay tay đối với máy in Laser cho phép bạn có thể ưu tiên in ngay lập tức một loại giấy hoặc một loại chất liệu nào khác mà không phải nạp lại giấy, giấy in khi đi qua khay tay cũng không bị cuộn nhiều nó thường có đường đi thẳng trực tiếp vào máy in, nên thích hợp để in các loại giấy dầy.

Khay đa năng ở các máy in phun mực cho phép bạn in ấn các tác vụ đặc biệt như in một lúc nhiều tấm thẻ, in bề mặt đĩa DVD, CD, in bì thư, in áo…

Vật tư tiêu hao:
Đấy là tất cả những thứ mà người sử dụng máy in thường xuyên phải thay thế: hộp mực máy in phun màu (ink cartridges), hộp mực máy in laser (toner cartridge), giấy in. Trước khi mua máy in các bạn nên nhẩm tính trước các loại chi phí cho các vật tư tiêu hao này để chọn đúng loại máy in mà mình cần. VD: Một máy in phun màu của HP giá 1 triệu chưa chắc đã là một món hời nếu nó sử dụng hộp mực có chung 3 màu có giá khoảng 500K/hộp và bắt buộc phải thay thế khi một trong 3 màu đã hết.

Khi mua máy in phun mực, hãy đảm bảo kiểm tra xem loại hệ thống hộp mực nào sử dụng. Bạn có thể thay thế từng màu riêng lẻ không? Các hộp mực đen có kinh tế không? Máy có lắp được bộ tiếp mực liên tục (CISS) không? Khi mua máy in laser / LED đảm bảo bạn có thể thay thế trống mực. Một số công ty yêu cầu bạn thay thế toàn bộ cụm mực / bộ cụm sấy khi trống in bị hỏng – điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí vật tư tiêu hao của bạn trong suốt thời gian sử dụng máy in.

Nói tóm lại nếu bạn bắt đầu bằng cách tập trung vào nhu cầu in chính của bạn (chủ yếu là in đen trắng, hay chủ yếu là in màu), sau đó trên cơ sở các tính năng quan trọng bạn muốn (in tự động đảo mặt và Wi-Fi), và cuối cùng so sánh các Model có các tính năng đặc biệt (có thể là giao diện màn hình cảm ứng và hỗ trợ Cloud Print). Chắc chắn rằng bạn sẽ chọn lựa được một máy in đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của bạn và giúp cho công việc in ấn của bạn trở nên thú vị hơn với các tính năng phụ trợ được chọn lựa kỹ lưỡng.