Trên thị trường việc làm hiện nay, nghề sales BĐS không còn xa lạ với những ai đang tìm việc. Nhưng đâu đó bên cạnh sự hào nhoáng mà nghề sales đem lại, thì vẫn còn những góc khuất mà không phải ai cũng hiểu hết để hiểu và cảm thông. Trong nghề môi giới thì câu chuyện hoa hồng môi giới bất động sản luôn là chủ đề "nóng" mà bất cứ sales nào cũng quan tâm.

Gần đây, một khách hàng sau khi mua căn hộ 3 ngủ tại một dự án đã tố nhân viên bán hàng (đưa cả hình ảnh, sđt, email… lên mạng xã hội) về việc làm ăn thất tín.

Cụ thể là nhân viên có tên T có hứa với khách hàng là sẽ cắt lại tiền hoa hồng tương đương 50 triệu đồng khi khách mua dự án. Nhưng sau khi kết thúc việc mua – bán thì nhân viên này đã không thực hiện lời hứa, khi khách gọi điện, nhắn tin cũng không trả lời.

Câu chuyện đẩy qua đẩy lại, khách hàng dự án có nói: “người mua một căn thì cũng có thể tiếp tục mua nữa hoặc có thể giới thiệu bạn bè, người thân. Thời buổi này mà làm ăn không có chữ tín thì sớm muộn cũng tàn”. Kèm theo là kêu gọi mọi người tẩy chay sales đó, hãy viết giấy nợ khi sales hứa trả hoa hồng…

Từ câu chuyện này, có nhiều vấn đề được nêu ra, để mọi người hiểu hết về công việc của sales.

Qua câu chuyện trên có hai luồng ý kiến, quan điểm được đưa ra. Trong đó, phần lớn thể hiện sự không đồng tình với cách làm của bạn sales, coi đó là hành động thất tín, không chuyên nghiệp, bán hàng bằng mọi giá kể cả lừa đảo.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến, phê phán của sales và khách hàng. Một bên thất tín, một bên chèn ép nhân viên môi giới, khẳng định việc thất tín là sai nhưng cũng cần thông cảm cho sales vì thu nhập hầu hết trông vào hoa hồng môi giới bất động sản, trong khi đó để bán được hàng phải tốn vô vàn các chi phí khác.

Có rất nhiều ý kiến được đưa ra cho câu chuyện trên, nhưng các bạn cũng thấy được, để bán được một sản phẩm và có hoa hồng về là việc không hề dễ. Một số ít sales làm việc không chuyên nghiệp dẫn đến việc khách hàng không coi trọng sales, thậm chí là khinh thường, vì vậy để thay đổi cách nhìn của khách hàng cũng như thay đổi quan điểm của xã hội về nghề sales thì các bạn hãy làm việc một cách chuyên nghiệp, chuẩn chỉ, lúc đó khách hàng sẽ tôn trọng bạn và công việc của bạn

Cũng từ câu chuyện này, có không ít góc khuất nghề môi giới đã được chia sẻ.

Một môi giới cay đắng kể lại câu chuyện mình từng chứng kiến: khi bán dự án A, sàn giao dịch là F1, môi giới là F2, hoa hồng về tay khi “đẩy”được 1 căn 2 phòng ngủ là 28 triệu đồng. Cả ba sales mới ra trường tập trung chăm sóc một khách. Khách yêu cầu các môi giới trích lại 15 triệu đồng hoa hồng mới đồng ý mua.

Và để có thể chốt hợp đồng, 3 môi giới mỗi người góp 5 triệu, cùng 85 triệu của khách để làm tiền cọc cho chủ đầu tư (đặt cọc 100 triệu đồng). Khách yên tâm vì được nhận tiền chiết khấu thẳng vào cọc, mặt khác, nếu giao dịch không thành công thì cả ba môi giới cũng bị mất tiền (15 triệu đồng).

Cuối cùng vụ mua bán cũng xuôi chèo mát mái. Doanh số bán hàng được tính cho 1 sale, lương tháng được tính 4 triệu. Tuy nhiên, do sàn gặp khó, hoa hồng cho giao dịch này các môi giới chỉ được nhận 10 triệu đồng chứ không phải 28 triệu đồng như cam kết trước đó. Như vậy là cùng với tiền lương 1 tháng (4 triệu đồng), tính ra 3 môi giới vẫn lỗ 1 triệu, trong khi phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức tư vấn, lo thủ tục giấy tờ cho khách hàng.

Cùng với rất nhiều lời qua, tiếng lại, đây cũng là dịp để các sales lên tiếng, yêu cầu khách hàng và cộng đồng công nhận, tôn trọng nghề nghiệp. Không ít sale đã phát đi thông điệp: “Tôi làm sale, tôi có tâm huyết, trách nhiệm, có duyên và nhiệt tình.
Có nghĩa là tôi không bán rẻ tri thức, huống chi là miễn phí. Tôi cần xã hội tôn trọng chất xám, có nhiều thứ cần chi trả cho cuộc sống, nghề nghiệp và sức khỏe. Nếu bạn hiểu được điều này, xin cám ơn! Tuyên ngôn nghề sale”.

Với câu chuyện trên, việc đúng sai xin để độc giả tự bình luận. Tuy nhiên, có một thực tế là khi thị trường dần đi vào chuyên nghiệp, có lẽ lực lượng môi giới Việt Nam cũng cần nhanh chóng tự hoàn thiện mình, không chỉ ở chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức mà còn cả đạo đức nghề. Về phía khách hàng, cũng cần có cái nhìn cảm thông và đánh giá đúng giá trị công việc mà các sales mang lại.

Khi người mua – bán nhà đất thanh toán cho môi giới, thay vì thù lao, họ sẽ chọn chi trả bằng hoa hồng. Với hình thức thanh toán tiền môi giới là hoa hồng, người mua bán nhà đất chỉ trả tiền khi nào hợp đồng mua bán, chuyển nhượng nhà đất mà môi giới đưa đến được kí thành công.

Khi thanh toán hoa hồng, số tiền mà các bên phải trả cho môi giới sẽ là một tỷ lệ phần trăm nào đó theo giá trị hợp đồng, thậm chí là một số tiền cụ thể nào đó do các bên thoả thuận và đưa ra. Nhìn chung, hiện nay, hoa hồng của môi giới dao động trong phạm vi từ 1.2 – 5%.

Khi một căn nhà giao dịch xong với trị giá 1 – 2 tỷ đồng, người môi giới sẽ nhận khoản tiền hoa hồng với gía trị vài chục triệu. Số tiền này phải nói rằng vô cùng hấp dẫn đối với ai mới tham gia nghề môi giới mua bán nhà đất.

Những nhà môi giới chuyên nghiệp cho biết để thực hiện thành công một hợp đồng giao dịch mua bán nhà đất với bên mua và bên bán để họ có được hoa hồng là không dễ dàng chút nào. Theo đó, người môi giới sẽ tìm kiếm sản phẩm, marketing, “săn” khách, chăm sóc, thuyết phục, chốt “deal”, đại diện khách hàng “lo lót” thủ tục từ A đến Z.

Bằng vài phần trăm hoa hồng, người môi giới phải đổi lại rất nhiều kiến thức, kĩ năng và cả bản lĩnh của mình. Người môi giới ở Việt Nam không thể không biết đến phong thuỷ, bởi khi mà phong thuỷ là một yếu tố quan trọng trong quan niệm của người Á Đông, thì nó hoàn toàn ảnh hưởng đến quyết định có mua nhà, mua đất hay không đối với khách hàng.

Tóm lại, chi trả cho môi giới thù lao hay hoa hồng đều do các bên, bao gồm người mua hoặc người bán nhà và môi giới thương lượng với nhau, pháp luật không can thiệp. Đó cũng là câu chuyện hoa hồng môi giới bất động sản và những góc khuất mà không phải ai cũng biết đến.

Xem thêm: Đại Hưng nói không với cắt máu