Các loại thuốc tây y chữa trị viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính, có thể sử dụng hỗ trợ phẫu thuật. Cơ chế hoạt động của thuốc tây là giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm viêm hiệu quả.



Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm đại tràng

Các loại thuốc chống viêm thường được các bác sĩ chỉ định là bước đầu tiên để giúp bệnh nhân cải thiện viêm loét đại tràng. Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng như sau:
  1. Sulfasalazine (Azulfidine)
  2. Mesalamine (Tidocol, Rowasa)
  3. Balsalazide (Colazal)
  4. Olsalazine (Dipentum)


Công dụng của các loại thuốc này là chống viêm tại các vị trí trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, một nhược điểm cố hữu của các loại thuốc tây nói chung là có thể gây ra một số tác dụng phụ, gồm có: đau đầu, tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn, nôn.

Corticosteroid

Corticosteroid là loại thuốc giúp giảm viêm rất hiệu quả, tuy nhiên tác dụng phụ gồm tăng cân, loãng xương, huyết áp cao, tiểu đường type 2 và nhiễm trùng.

Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch

Những loại thuốc này cũng giúp giảm viêm nhưng công dụng chính của nó là kiểm soát hệ miễn dịch. Tác dụng phụ có thể xảy ra gồm có viêm gan, nhiễm trùng, suy tủy xương, dị ứng và một số vấn đề ở tuyến tụy.

Miếng dán Nicotine

Những miếng dán da do Hoa Kỳ sản xuất thường được những người nghiện thuốc lá sử dụng để cai thuốc lại có thể hỗ trợ cho những người bị viêm loét đại tràng mức độ nhẹ trong một khoảng thời gian không quá dài.

Thuốc kháng sinh

Nếu như nguyên nhân gây ra viêm đại tràng của bạn là do lao hoặc các ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là phù hợp. Một số bệnh nhân có kèm theo hiện tượng sốt cũng được các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng để kiểm soát lây nhiễm và ngăn ngừa tình trạng diễn ra xấu đi.

Metronidazol 250mg: sử dụng 04 viên/ ngày, hoặc biseptol 480mg: 2 viên/ ngày. Sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng từ 5 – 7 ngày.

Thuốc chống co thắt đại tràng
  • Phloroglucinol (Spasfon) loại viên 80 mg: sử dụng 04 viên/ngày
  • Loại viên đặt dưới lưỡi 80 mg: 02 viên/ngày
  • Loại ống tiêm 40mg: 01 – 03 ống/ngày


Trimebutin (Debridat) viên 100mg có khả năng kiểm soát những rối loạn cơ năng tại nhu động ruột. Điều hòa tình trạng tăng hay giảm nhu động về trạng thái nhịp bình thường. Liều lượng sử dụng: 1- 2 viên x 3 lần/ngày.

Mebeverin (Duspatalin) dạng viên nén 100mg, liều lượng sử dụng: 1 – 2 viên mỗi lần, thực hiện uống 3 lần/ngày.

Các thuốc chống co thắt cơ trơn (buscopan, spasmaverin) ngoài tác dụng chống co thắt còn có tác dụng giảm đau, rối loạn vận động của đại tràng, đầy bụng khó tiêu khi bị viêm đại tràng.

Nhóm thuốc chống tiêu chảy

Đặc điểm của các loại thuốc này là làm chậm nhu động ruột và đồng thời tạo màng bọc niêm mạc sử dụng với những bệnh nhân có triệu chứng ỉa chảy.

Thuốc Actapulgite: sử dụng 02 – 03 gói/ ngày, chúng có khả năng bao phủ lớn. Khi vào ruột sẽ tạo ra một lớp màng mỏng đồng nhất, có công dụng để che chở niêm mạc. Ngoài ra lớp màng này còn hấp phụ độc chất cùng với các khí độc, đây chính là những tác nhân gây ra kích ứng tại niêm mạc. Thuốc còn có công dụng cầm máu ở tại chỗ vì tác dụng hoạt hóa những yếu tố trong tiến trình đông máu.

Thuốc loperamid: Viên 2 mg sử dụng từ 01 – 06 viên, bệnh nhân nên thử từ liều lượng từ 01 – 02 viên/ngày, sau đó sẽ điều chỉnh liều theo các triệu chứng lâm sàng. Công dụng của thuốc là làm giảm nhu động đẩy tới, đồng thời kéo dài thời gian lưu thông ruột. Thuốc Loperamide còn giúp tăng trường lực cơ thắt hậu môn, giảm bớt sự gấp gáp, mất kiềm chế. Với các bệnh nhân mở thông hồi tràng, thuốc được sử dụng để giảm số lần, thể tích phân, đồng thời làm tăng thêm độ đặc của phân.

Thuốc Smecta: sử dụng theo gói uống 02 – 03 gói/ ngày. Đặc điểm của thuốc là cấu trúc nhiều lớp với độ nhầy cao, Smecta có chức năng bao phủ hầu như toàn bộ niêm mạc tiêu hóa. Smecta còn tương tác rất tốt với chất nhầy giúp làm tăng sức chịu đựng ở lớp gel dính ở trên lớp niêm mạc khi bị tấn công. Với tác động trên hàng rào tại niêm mạc tiêu hóa cùng khả năng bám cao, Smecta giúp bảo vệ niêm mạc tiêu hóa.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: 1 gói/ngày
  • Trẻ 1 đến 2 tuổi: 1-2 gói/ngày
  • Trẻ trên 2 tuổi 2-3 gói/ngày
  • Người lớn: 3 gói/ngày


Cách sử dụng thuốc: hòa trong bình nước (50 ml) hoặc trộn đều trong các loại thức ăn sệt rồi chia ra sử dụng trong ngày.

Thuốc chữa viêm đại tràng khi có triệu chứng táo bón

  • Folax: sử dụng gói 10 gam, mỗi ngày sử dụng 01 – 02 gói. Thuốc có tác dụng làm tăng lượng nước có ở trong ruột, dung dịch có tính nhuận tràng. Thuốc không sử dụng cho bệnh nhân viêm ruột thực thể (bệnh Crohn, viêm đại trực tràng). Hoặc những người bị hội chứng tắc, bán tắc, đau bụng không rõ lý do.
  • Sorbitol: quy cách gói 05 gam, mỗi ngày uống từ 01 – 03 gói. Công dụng của thuốc làm tăng nhu động ruột vì có tác dụng nhuận tràng thẩm thấu mạnh.
  • Microlax: đây là loại thuốc dạng gen, khi bơm vào trực tràng trong ống 3ml, thuốc chỉ định trong táo bón vì tác dụng co thắt trực tràng hậu môn.


Ngoài ra một số loại thuốc chữa chướng bụng đầy hơi thường được dùng khác như: Debridat, Carbophos, Duspatalin, Sorbitol. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo thêm tại website của Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn https://baosonhospital.com