Thảo dược trị tận gốc chảy máu cam ở trẻ em- Chỉ huyết PQA

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi là tình trạng bệnh lí thuộc vùng tai mũi họng, khá phổ biến ở trẻ em. Chảy máu cam nhiều có thể gây nên viêm mũi hầu. Những tác động tưởng như đơn giản lại là nguyên nhân gây nên bệnh chảy máu cam ở trẻ em.

1. Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em

- Viêm mũi mãn tính: gây ra sự mở rộng của các động mạch, tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi. Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xỉ mũi hoặc hắt hơi.

- Những tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi hoặc do trẻ tò mò chơi những đồ chơi có kích thước nhỏ, cho vào mũi rồi quên hoặc là tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu.

- Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi đi qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

- Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (Phân vùng trung tâm giữa 2 lỗ mũi) và rất dễ gây chảy máu cam.

- Chấn thương ở mũi: do tai nạn hay do va đập mạnh, đánh nhau. Khi bị tác dụng lực vào mũi, sẽ làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.



- Nóng trong người: trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong lỗ mũi bị vỡ gây ngứa ngáy.

- Do các khối u mũi lành tính và ác tính: gây ra chảy máu cam ở trẻ em. Ngoài ra một số nguyên nhân gác như thiếu vitamin C, tình trạng viêm mạch máu.... Tất cả những bất thường này làm tăng tính thẩm thành mạch dẫn đến chảy máu cam.

2. Các biện pháp xử lý cơ bản khỉ trẻ bị chảy máu cam

- Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu cam (chảy máu mũi) các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) sau đó dùng 2 ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.

- Một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý 2 lần để (nước muối loãng) để rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạch mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.