Kết quả 1 đến 1 của 1
-
10-28-2014, 08:41 AM #1
Tìm hiểu về bệnh hen phế quản ở trẻ nhỏ .
Tìm hiểu chung về bệnh hen phế quản
Hen phế quản một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phế quản . Hen gây ra bởi quá trình kéo dài viêm mạn tính của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
1 . Hen phế quản là gì?
Hen là một loại bệnh ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi . Hen gây ra bởi quá trình viêm mạn tính của phế quản. Nó làm cho phế quản, hoặc đường dẫn khí, của bệnh nhân trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
- Khi quá trình viêm bị kích thích bởi một số yếu tố bên trong và bên ngoài, đường thở sẽ phù nề và ứ đàm.
- Các cơ của phế quản sẽ co lại làm cho phế quản hẹp hơn nữa.
- Sự hẹp này làm cho khí khó có thể thoát ra được khỏi phổi (thở ra khó).
- Hiện tượng kháng lại lực thở ra (thở ra khó) này là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen.
Vì hen gây ra sự đề kháng, hoặc tắc nghẽn, luồng không khí thở ra, nên nó được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn. Thuật ngữ y học chỉ tình trạng này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD . COPD là một nhóm bệnh trong đó bao gồm không chỉ có hen mà còn có viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, hen là một bệnh mà bạn phải chịu đựng nó hằng ngày trong suốt cuộc đời. Bạn có thể bị lên cơn hen bất cứ khi nào bạn tiếp xúc với một trong những dị nguyên của bạn. Không giống như các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khác, hen có thể phục hồi được.
- Nếu không được điều trị, có thể bệnh nhân sẽ lên cơn hen thường xuyên và nặng hơn và thậm chí có thể tử vong.
Hiện nay, hen gặp nhiều hơn ở các nước phát triển. Lý do chính xác vẫn chưa được biết rõ nhưng có thể có sự góp phần của những yếu tố dưới đây:
- Chúng ta trải qua một tuổi thơ ít phải chịu tiếp xúc với những tác nhân nhiễm trùng như ông bà ta lúc trước nên hệ miễn dịch của chúng ta cũng trở nên ít nhạy cảm hơn.
- Hen không thể chữa khỏi được nhưng có thể kiểm soát được.
- Bạn có cơ hội kiểm soát được hen nhiều hơn nếu như được chẩn đoán sớm và bắt đầu điều trị ngay sau đó.
- Nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhân hen có thể sẽ ít lên cơn hen hơn và các cơn hen nếu có xảy ra thì cũng sẽ ít nặng nề hơn.
- Chúng ta ở nhà nhiều hơn thời trước nên tiếp xúc với các yếu tố dị ứng ở trong nhà nhiều hơn chẳng hạn như bụi nhà.
Tuy nhiên, tin tốt lành là những người bị hen hoàn toàn có thể sống cho đến cuối đời. Những cách điều trị hen hiện tại nếu được tuân thủ chặt chẽ sẽ giúp bệnh nhân hen giới hạn được số lần lên cơn. Với sự giúp đỡ của các bác sĩ, bạn có thể kiểm soát được căn bệnh của mình.
2 . Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản
Tuy chúng ta chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra hen.
- Điểm chung của những bệnh nhân hen là đường dẫn khí của họ bị viêm mạn tính và quá mẫn với nhiều loại dị nguyên.
- Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề: "Tại sao người này có thể bị hen trong khi những người khác lại không bị ?"
- Một số người khi mới sinh ra đã có khuynh hướng bị hen trong khi một số khác lại không có. Các nhà khoa học đang cố tìm ra các gen gây ra khuynh hướng này.
- Môi trường mà bạn đang sống và cách sống của bạn xác định được một phần rằng bạn có bị lên cơn hen hay không.
Cơn hen là phản ứng của cơ thể đối với dị nguyên. Nó tương tự với phản ứng dị ứng ở nhiều điểm.
- Phản ứng dị ứng là đáp ứng của hệ miễn dịch của cơ thể với những tác nhân lạ.
- Khi các tế bào của hệ miễn dịch nhận thấy tác nhân lạ, chúng sẽ tạo ra một chuỗi những phản ứng giúp cơ thể chống lại.
- Nếu chuỗi phản ứng này làm sản xuất dịch nhầy và co thắt phế quản chúng sẽ tạo ra những triệu chứng của một cơn hen.
- Những tác nhân lạ trong bệnh hen được liệt kê ở bên dưới và chúng thay đổi tùy theo từng đối tượng.
Mỗi một bệnh nhân hen có những loại dị nguyên khác nhau. Có khi gần như tất cả những dị nguyên gây ra cơn hen ở một số người lại không gây ra triệu chứng gì ở những người còn lại. Một số dị nguyên thường gặp gây ra cơn hen có thể là:
- Tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc khói tạo ra bởi củi đốt.
- Hít phải không khí ô nhiễm.
- Hít phải những tác nhân kích thích đường hô háp khác chẳng hạn như nước hoa hoặc chất tẩy rửa.
- Tiếp xúc với những chất kích thích đường hô hấp tại nơi làm việc.
- Hít phải những chất gây dị ứng (dị nguyên) chẳng hạn như mọt, bụi nhà hoặc lông súc vật.
- Bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm cúm, viêm xoang hoặc viêm phế quản
- Thời tiết lạnh, khô.
- Cảm xúc hưng phấn hoặc stress.
- Vận động quá nhiều.
- Trào ngược dịch dạ dày - còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Sulphit - một chất phụ gia của một số loại thức ăn và rượu.
Những yếu tố nguy cơ của hen
- Sốt mùa cỏ khô (viêm mũi dị ứng) và một số chất dị nguyên khác.
- Eczema (chàm) - một loại dị ứng khác ảnh hưởng trên da.
- Di truyền - có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị hen
3 . Triệu chứng của bệnh
Khi đường thở bị kích thích hoặc nhiễm trùng có thể gây khởi phát cơn hen. Cơn hen có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ sau vài ngày hay vài giờ. Những triệu chứng chính của cơn hen bao gồm:
- Thở khò khè
- Không thở được.
- Co nặng ngực.
- Ho
- Nói khó
Những triệu chứng trên có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc đêm. Nếu xảy ra ban đêm, có thể nó sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn.
Thở khò khè là triệu chứng thường gặp nhất của cơn hen
.
- Khò khè là tiếng rít đi kèm với nhịp thở.
- Tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra, tuy nhiên có cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào.
- Không phải tất cả những bệnh nhân bị hen đều thở khò khè và không phải tất cả những người thở khò khè đều bị hen.
Những hướng dẫn chăm sóc cho bệnh nhân bị hen hiện nay bao gồm việc phân độ cho độ nặng của triệu chứng hen như sau:
- Nhẹ - không liên tục: tần số xuất hiện cơn hen không quá 2 lần/tuần và triệu chứng về đêm không quá 2 tuần/tháng. Cơn hen kéo dài không quá vài giờ. Độ nặng của cơn thay đổi nhưng không có triệu chứng giữa các cơn.
- Nhẹ - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn 2 lần/tuần nhưng không phải hằng ngày, triệu chứng về đêm nhiều hơn 2 lần/tháng. Cơn hen đôi khi có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Trung bình - liên tục: tần số xuất hiện cơn hen và triệu chứng về đêm nhiều hơn 1 lần/tuần. Cơn hen xảy ra với cường độ nặng hơn và ít nhất là 2 lần/tuần và có thể kéo dài hằng ngày. Cần phải sử dụng thuốc tác dụng nhanh và thay đổi sinh hoạt hằng ngày.
- Nặng - liên tục: cơn hen xảy ra thường xuyên, triệu chứng về đêm xảy ra liên tục và làm giới hạn những sinh hoạt hằng ngày.
Một bệnh nhân bị hen mức độ nhẹ hoặc trung bình cũng có thể bị lên cơn hen nặng. Độ nặng của hen có thể thay đổi theo thời gian trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn.
(Theo Yhoc-net.com)
Văn khấn cúng khởi công xây dựng...
Hôm nay, 09:57 AM in Chợ Linh Tinh