Kết quả 1 đến 1 của 1
-
01-22-2015, 10:19 PM #1
Những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư buồng trứng mà bạn nên biết
Những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư buồng trứng mà bạn nên biết
Buồng trứng là nguồn chính sản sinh ra các nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Các nội tiết tố này tác động đến quá trình phát triển tuyến vú, hình dáng cơ thể và hệ thống lông tóc của người phụ nữ. Chúng cũng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và mang thai
Những loại khối u buồng trứng :
Các khối u lành tính thì không phải là ung thư. Sau khi được lấy bỏ thì hầu hết không phát triển trở lại. Các tế bào trong khối u lành tính không lan tràn đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Điều quan trọng nhất là khối u lành tính rất hiếm khi đe doạ đến tính mạng
U nang buồng trứng là 1 loại tăng trưởng khác. Đó là 1 túi chứa đầy nước hình thành từ bề mặt buồng trứng. Đó không phải là ung thư. U nang buồng trứng thường mất đi mà không cần điều trị gì. Đôi khi bác sỹ có thể chỉ định phẫu thuật, nhất là khi chúng có vẻ to lên.
Khối u ác tính còn gọi là ung thư buồng trứng . Các tế bào trong loại khối u này là những tế bào bất thường, phân chia không theo nhu cầu của cơ thể và cũng không chịu sự kiểm soát nào của cơ thể. Chúng có thể xâm lấn và phá huỷ các mô và cơ quan xung quanh. Các tế bào ung thư có thể lan tràn từ nơi ban đầu đến các bộ phận khác ở xa trong cơ thể, quá trình này goi là sự di căn.
Các tế bào ung thư buồng trứng có thể phát triển ra ngoài phạm vi buồng trứng và lan tràn đến các mô và cơ quan khác qua quá trình rơi rụng. Khi các tế bào u rụng ra, chúng có xu hướng cấy vào phúc mạc (1 màng lớn lót phía trong ổ bụng) và cơ hoành (1 cơ mỏng phân cách giữa ngực và bụng) để hình thành nên khối u mới. Ung thư buồng trứng cũng có thể gây nên dịch ổ bụng mà người ta còn gọi là dịch cổ trướng hay nước báng, làm cho bụng to lên và người bệnh có cảm giác đầy trướng.
Các tế bào ung thư buồng trứng cũng có thể chui vào máu hoặc hệ thống bạch huyết (các mô và cơ quan có trách nhiệm sản sinh và lưu trữ những tế bào bảo vệ cơ thể trước các bệnh nhiễm khuẩn), khi đó các tế bào u sẽ đi nhiều nơi và và hình thành nên những khối u mới tại đó.
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh :
Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các yếu tố sau làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng
Tiền sử gia đình : Những người có quan hệ huyết thống bậc 1 (mẹ, con gái, chị em gái) hoặc những phụ nữ đã bị ung thư buồng trứng tự bản thân họ sẽ có nguy cơ mắc cao hơn đối với loại ung thư này. Khả năng mắc sẽ đặc biệt cao nếu như có từ 2 người trở lên trong số những người có quan hệ huyết thống bậc 1 mắc bệnh này. Nguy cơ có thể nhỏ hơn 1 chút, nhưng vẫn cao hơn bình thường nếu như có những người có quan hệ huyết thống khác như bà, cô dì, chị em họ gần mắc bệnh ung thư buồng trứng. Tiền sử gia đình mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Tuổi : Khả năng phát sinh ung thư buồng trứng tăng theo tuổi của người phụ nữ. Hầu hết các ung thư buồng trứng xuất hiện ở tuổi trên 50, và nguy cơ cao nhất là ở tuổi trên 60.
Điều trị thay thế hormone: Có 1 số bằng chứng cho thấy những phụ nữ điều trị hormone thay thế sau khi mãn kinh cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn 1 chút.
Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng là 4,6/100.000 phụ nữ. Hầu hết các trường hợp xuất hiện ở tuổi trên dưới 50, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở tuổi trẻ hơn.
Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng, nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như Bác Sỹ Phụ Khoa, Bác Sỹ Phụ Khoa Ung Thư hoặc Bác Sỹ Nội Khoa Ung Thư. Bác sỹ có thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khoẻ cụ thể.
Cách phát hiện bệnh ung thư buồng trứng:
Phát hiện và điều trị sớm thì kết quả sẽ tốt hơn. Nhưng ung thư buồng trứng là 1 căn bệnh khó phát hiện sớm. Trong nhiều trường hợp, người phụ nữ không hề có triệu chứng gì cho đến khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn. Các nhà khoa học đang nghiên cứu phương pháp nào có thể phát hiện bệnh trước khi các triệu chứng ung thư buồng trứng xuất hiện. Họ đang thử nghiệm đo nồng độ CA-125, một chất chỉ điểm khối u, ở trong máu. Chất này thường tăng cao ở những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Họ cũng đang thử đánh giá vai trò của siêu âm qua đường âm đạo, một xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh sớm
Các dấu hiệu nhận biết ung thư buồng trứng :
- Khó chịu và/hoặc đau ở vùng bụng nói chung (ấm ách, khó tiêu, căng trướng bụng...)
- Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đi tiểu thường xuyên.
- Kém ăn.
- Cảm thấy đầy bụng ngay cả sau bữa ăn nhẹ.
- Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
Những triệu chứng này có thể được gây ra bởi ung thư buồng trứng hoặc do các bệnh khác nguy hiểm hơn. Với bất kỳ một trong các triệu chứng này thì sự kiểm tra của bác sĩ là rất quan trọng.
Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt
Địa chỉ: Số 34 Đường Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐiện thoại: 0462 50 07 07| Fax: 04.6280 0108
Aria Đà Nẵng thiết kế tuyệt mỹ giá...
Hôm nay, 04:01 PM in Nhà Đất - Bất Động Sản