Những người mắc bệnh trĩ ngoại sẽ luôn cảm thấy cộm ở ống hậu môn gây cảm giác khó chịu , thiếu tự tin. Đặc biệt, mỗi lần phải đi tiêu, phải đứng , phải ngồi nhiều .Bệnh trĩ ngoại có biểu hiện các phần da quanh viền hậu môn bị bội nhiễm, sưng tấy làm cho các mạch máu quanh hậu môn phồng lên do đó làm cho sự tăng sinh các mô liên kết diễn ra hoặc tụ máu gây ra. Trĩ ngoại bao phủ bởi một lớp da ở bề mặt khối thịt, bệnh nhân có thể nhìn, chạm thấy được, búi trĩ ngoại không đưa vào trong ống hậu môn được và không dễ bị chảy máu. Bệnh nhân bị trĩ ngoại luôn có cảm giác đau, như có vật lạ ở ống hậu môn .Trĩ ngoại phân thành nhiều loại như bệnh trĩ ngoại do các tĩnh mạch sưng lên, bệnh trĩ ngoại do viêm nhiễm, trĩ ngoại do ứ máu,trĩ ngoại do các mô liên kết.

Tác nhân gây bệnh trĩ ngoại

  • Hệ tiêu hóa : Yếu tố thường gặp phải là đường ruột không tốt gây ra đi vệ sinh chất thải khô, táo bón, phải rặn nhiều,… gây căng tĩnh mạch vùng quanh hậu môn
  • Thói quen ăn uống : Thói quen ăn uống cũng là một phần dẫn đến bệnh trĩ ngoại, các thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ kích thích, chất cay nóng rất dễ gây bệnh trĩ. Nếu Người bệnh ăn đồ cay mà đi cầu có cảm giác hơi rát, khó chịu ở vùng quanh hậu môn thì hãy ngừng bớt lượng ăn cay đi
  • Mang thai, cho con bú : khi mang thai, áp lực từ vùng bụng xuống vùng xương chậu rất nhiều . Sau sinh vùng hậu môn và cơ quan vùng kín phụ nữ dễ bị tổn thương,dễ tiết dich tiết nếu không được vệ sinh sẽ dễ mắc bệnh trĩ
  • Thói quen hàng ngày : do yêu cầu công việc phải đứng quá lâu, hoặc ngồi quá liên tục, hoặc di chuyển nhiều cũng dẫn đến bệnh trĩ.
  • Các yếu tố khác : Có rất nhiều Nguyên nhân khác có thể dẫn đến bệnh trĩ ngoại như: huyết áp cao tác động lên các mạch máu vùng hậu môn, xơ gan, xơ động mạch, một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng và đường ruột cũng rất có thể gây ra bệnh trĩ.



Các cách trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách ngăn ngừa các tác nhân gây ra trĩ ngoại

  • Hạn chế ăn uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
  • Tránh ăn các đồ ăn cay, đặc biệt là ớt
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để dễ tiêu hóa, phân mềm hơn.
  • Hình thành thói quen đi đại tiện đều đặn, thường xuyên
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên.
  • Nếu tính chất công việc phải đứng nhiều thì cố gắng thay đổi tư thế khác sau khoảng 20 – 25 phút, có thể tập một vài động tác thể dục nhỏ.
  • Ngâm hậu môn bằng nước ấm để tuần hoàn máu tốt vùng quanh hậu môn, 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15 đến 20 phút.
  • Thóp thắt cơ vùng hậu môn: bệnh nhân cũng có thể tập co thắt cơ vùng hậu môn,để các cơ hậu môn được hoạt động tốt hơn.


Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng cách dùng thuốc điều trị bệnh trĩ ngoại

Thuốc điều trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống là thuốc viên, viên nang và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.

Thuốc uống dạng viên hoặc viên nén có chứa hoạt chất rutin: Có công dụng gia tăng tính thẩm thấu và tăng độ bền chắc của các thành mạch máu trĩ, có tác dụng làm giảm sưng, sưng phồng vùng này.

Thuốc chữa trị bệnh trĩ có tác dụng tại chỗ: bệnh nhân thường dùng thuốc mỡ để bôi lên vùng bị tổn thương sau vệ sinh. Những loại thuốc này có các hoạt chất ngăn chặn ngứa, ngăn ngừa đau, sát trùng, chống viêm nhiễm. Tất cả những loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn điều trị các bệnh tác độngliên quan dẫn đến bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,… Lưu ý bệnh trĩ phải dùng thuốc kiên trì, đủ thời gian mới chữa trị tận gốc được bệnh trĩ

Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật trĩ

Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩ bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. phương pháp phẫu thuật giúp loại bỏ mô liên kết trĩ ngoại, cũng có thể áp dụng cách thắt trĩ hoặc đốt laser hoặc điện. lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu chủ quan có người bệnh tử vong vì tiểu phẫu ở các cơ sở chất lượng thấp. Người bệnh nên lựa chọn các phòng khám được cấp phép lớn để được tư vấn