Các phương pháp chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân


Bác sĩ Hoài Thu cho biết thêm, giãn tĩnh mạch bao gồm các dấu hiệu liên quan tới hư hại hệ tĩnh mạch do suy van có hay không kết hợp với tắc tĩnh mạch, ảnh hưởng đến tĩnh mạch nông và sâu chi dưới, nhiều nhất là tĩnh mạch nông. Ở các nước phát triển có khoảng 30% dân số bị ảnh hưởng bởi bệnh này, trong đó tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.
Ngày nay, bệnh Giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở giới trẻ nhiều hơn là do lối sống ít vận động. Kèm theo đó là những thói quen xấu như mặc quần bó quá chật, thường xuyên đi giày cao gót, ngồi lâu hay bắt chéo chân kéo dài, hay sử dụng thuốc ngừa thai, chế độ ăn uống ít chất xơ, không đủ dưỡng chất và uống quá ít nước.
Dấu hiệu sớm nhất của bệnh giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện tình trạng mỏi chân, nặng chân, nhất là ở bắp chân khi phải đứng hay ngồi quá lâu. Cảm giác tức nặng dần dần tới đau bắp chân, phù mắt cá chân, châm chích và ngứa, hay bị vọp bẻ. Người mắc bệnh thường bị phù chân vào chiều tối cuối ngày làm việc, thường có hiện tượng chuột rút cơ chân trước khi đi ngủ.
Hiểu về các Triệu chứng giãn tĩnh mạch thường gặp

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể kiểm tra bằng mắt. Nếu nhìn bằng mắt thường sẽ dễ dàng thấy các tĩnh mạch nông dưới da giãn, nổi lên ngoằn ngoèo do tăng áp lực và ứ trệ dòng máu chảy trong lòng tĩnh mạch. Rõ nhất khi đứng và xẹp khi nằm. Sau đó da xạm màu, teo và mỏng hơn. Trên da nổi lên các vết sắc tố, có biểu hiện chàm da, xuất hiện các vết loét dinh dưỡng do ứ trệ tuần hoàn và tăng áp lực tĩnh mạch tại chỗ.
Một số dấu hiệu:

- Mạch máu mạng nhện.

- Mạch máu nổi ngoằn ngoèo.

- Mạch máu phình to, lở loét.

- Rối loạn biến dưỡng da, có biểu hiện chàm da, chân phình to.

Điều trị:

a. Nội khoa:

- Phòng ngừa: Phương pháp này nhằm chặn đứng sự trào ngược và làm cho các lực tác động lên dòng chảy của tĩnh mạch được tốt hơn. Bao gồm: Để chân cao khi nằm nghỉ, tập cơ mạnh hơn, tránh đứng hay ngồi lâu, mang vớ thun hay quấn chân bằng băng thun, sửa lại vị trí bàn chân đối với các dị tật, tránh béo phì, tập hít thở sâu, ăn chế độ có nhiều chất xơ để tránh táo bón,…

- Băng ép 2 chân bằng băng chun, bằng tất điều trị
---->>> Xem tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân từ website Trekhoedep.Vn để sớm có những giải phápphòng ngừa chữa trị cho bạn và gia đìn
- Điều trị nội khoa với các thuốc làm bền thành mạch như Daflon, Rutin C, Veinamitol v.v… nhưng phần lớn chỉ có tác dụng trong giai đoạn đầu của giãn tĩnh mạch. Một số thầy thuốc chuyên khoa còn áp dụng phương pháp tiêm gây xơ tại chỗ với các thuốc làm xơ hóa lòng mạch máu.

b. Can thiệp ít xâm lấn:

- Hiện nay người ta còn áp dụng phương pháp làm lạnh với Nitơ lỏng âm 90oC để làm nghẹt lòng tĩnh mạch qua một ống thông trong lòng tĩnh mạch, tuy nhiên phương pháp này cho tỷ lệ tái phát khá cao đến 30% các trường hợp.

- Xơ tắc mạch bằng song cao tần: RFA (Radiofrequency Ablation) là phương pháp hủy mô bằng nhiệt gây ra do bởi sự ma sát của các ion trong mô dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số nằm trong khoảng sóng âm thanh (200 - 1.200 MHz). Dòng điện từ máy được truyền vào mô cơ thể qua một điện cực dạng kim (needle electrode), dòng sóng radio được truyền vào đầu kim và sinh nhiệt. Nhiệt do ma sát làm khô mô xung quanh dẫn đến làm mất nước trong tế bào và hoại tử đông phần mô cần hủy.

RFA nhằm mục đích loại bỏ dòng máu trào ngược trong tĩnh mạch hiển lớn, thường được thực hiện cho những bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân độ 2 trở lên theo phân độ CEAP. Bệnh nhân suy tĩnh mạch đã điều trị nội khoa tích cực bằng thuốc và mang vớ áp lực hơn 1 tháng nhưng chưa thuyên giảm triệu chứng hay không cải thiện điểm độ nặng lâm sàng, siêu âm có dòng trào ngược trong hệ tĩnh mạch, cũng có thể điều trị bằng RFA.