bà bầu khi ngủ bị chuột rút có sao không? Chuột rút trong thời kỳ đầu của quá trình mang thai là một hiện tượng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, đây cũng là một cảm giác hết sức khó chịu khi mang thai.

thuoc aloha


Nguyên nhân bà bầu bị chuột rút
Ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ thường do sự rối loạn về điện giải, như các rối loạn cân bằng muối mước, rối loạn cân bằng natri, kali, canxi…

Ở các bà bầu, khi tử cung mở rộng để tạo chỗ nằm cho em bé, các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng. Điều này có thể gây các cơn đau nhức cho các bà bầu, đặc biệt trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ. Các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị đè gây cảm giác nặng nề khó chịu. Thường thì chuột rút co cơ có thể cảm nhận ngay ở vùng bụng dưới.

Bên cạnh đó, do tình trạng thai hành, thai phụ có thể bị nôn ói, ăn uống kém, sụt cân… dẫn đến mất nước, rối loạn cân bằng nước điện giải. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chứng co cứng cơ. Ở những tháng cuối thai kỳ, do yêu cầu canxi cho thai nhi ngày càng cao, sẽ có sự thay đổi cân bằng canxi nội bào và ngoại bào, cũng như thay đổi về khuynh hướng thu nhận và thải trừ canxi cho phù hợp với nhu cầu… tình trạng rối loạn cân bằng điện giải đặc biệt là canxi có thể xảy ra và thường biểu hiện bằng tình trạng.

Để chăm sóc bà bầu bị chuột rút khắc phục hiện tượng này, trước hết, phải nhanh chóng bổ xung canxi cho cơ thể. Đưa bà bầu đi khám sản khoa để bác sĩ kê liều canxi hợp lý cung cấp cho bà bầu. Ngoài ra,nên cho bà bầu thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, tôm, cua, ốc…

Khi chăm sóc bà bầu bị chuột rút, có thể yêu cầu bà bầu duỗi chân thẳng, xoa bóp nhẹ nhàng các mắt cá chân, ngón chân, ngâm chân trong nước nóng, đi bộ, tránh đứng lâu một chổ. Nếu thai quá to, việc bà bầu tự cúi xuống xoa bóp chân sẽ khó khăn thì người chồng nên massage chân cho vợ.

Dưới đây là những cách phòng tránh khi chăm sóc bà bầu bị chuột rút:

Cách 1: Trước khi đi ngủ, nên cho bà bầu ngâm chân bằng nước ấm pha một chút gừng và muối.

Cách 2: Khuyên bà bầu nên tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm.

Cách 3: Khi đi ngủ nên cho bà bầu kê chân trên một chiếc gối cao.

Cách 4: Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để chăm sóc bà bầu bị chuột rút hiệu quả hơn.

Cách 5: Bổ sung thực phẩm giàu chất canxi trong bữa ăn hàng ngày.

Xử lý khi bà bầu bị chuột rút

Khi mang bầu bị chuột rút, các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:

– Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.

– Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.

– Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.

– Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.

Hoặc các mẹ có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.

Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút.