Suy giãn tĩnh mạch ở nữ giới có dấu hiệu gì

Phòng tránh bệnh như thế nào?


-Không đứng hay ngồi một chỗ quá lâu.


- Không để trọng lượng cơ thể tăng nhanh trong một thời gian ngắn.


- Khi nghỉ ngơi, nên để chân cao hơn ngực, gác chân cao khi đi ngủ.


>>>> Xem thông tin về bênh Giãn tĩnh mạch chi dưới



- Ăn nhiều rau, củ, quả và uống nhiều nước để chống táo bón.


- Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày 15 phút.


- Tăng cường vận động hô hấp: Hít thở sâu và đúng.


- Tránh đi giày cao gót.


Khi phát hiện ra các triệu chứng mắc bệnh cần phải đến bệnh viện ngay. Ở Việt Nam, 70% các trường hợp mắc bệnh không biết mình có bệnh, vì vậy chỉ khi bệnh đã có những biến chứng mới đi điều trị.


>>>> Cách Điều trị giãn tĩnh mạch chân



6. Biến chứng của giãn tĩnh mạch:


- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.


- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.


- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm trùng rất khó điều trị.


- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.


7. Các phương pháp chữa trị hiện nay


- Dùng vớ y khoa




Mục đích là để tạo áp lực lớn ở phía dưới, áp lực nhỏ ở phía trên và giảm đường kính lòng mạch, giúp máu tĩnh mạch lưu thông về phía trên dễ dàng hơn. Hai dụng cụ này được sử dụng để dự phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch mạn tính, hỗ trợ cho các biện pháp điều trị nội khoa và phòng ngừa tái phát. Mang vớ y khoa khởi đầu cho trị liệu suy tĩnh mạch, thoa kem dưỡng tĩnh mạch (mediven gel) làm bền thành mạch máu.


- Dùng thuốc


Dùng thuốc trợ tĩnh mạch và chống đông máu theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

&nbsp- Điều trị bằng thủ thuật và ngoại khoa:


+) Chích xơ:


Tĩnh mạch bao gồm ba hệ thống: nông, sâu và xuyên. Chích xơ chỉ dùng trong trường hợp tổn thương hệ thống tĩnh mạch xuyên. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây xơ hóa toàn bộ tĩnh mạch. Bệnh nhân được chích xơ nhiều lần cho đến khi không còn giãn tĩnh mạch nữa.


+) Mổ cắt bỏ tĩnh mạch bị giãn:


Phẫu thuật kéo dài khoảng 5-10 phút, được áp dụng cho trường hợp tổn thương tĩnh mạch nông. Bác sĩ rạch ở mắt cá trong và nếp bẹn rồi luồn một dụng cụ có tên Stripper từ dưới mắt cá trong đi lên trên nếp bẹn để lôi toàn bộ tĩnh mạch bị giãn ra..Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng ép toàn bộ chi và nằm bất động trên giường ba ngày.