Bệnh Gout khiến cho người bệnh bị giảm chất lượng sống vì phải ăn uống kiêng khem khổ sở, và bị hành hạ bởi những cơn đau gout cấp tính với cảm giác nặng nề không thể chịu đựng. Vậy vì sao lại bị Gout, cách điều trị gout như thế nào và chế độ ăn uống khi bị gout ra sao?

Bạn bị đánh thức đột ngột vào nửa đêm, nguyên ngân là ngón chân cái như bị lửa đốt. Nó nóng rát, sưng phồng, đau đớn và cảm giác nặng nề không thể chiu đựng nổi. Trường hợp này có lẽ bạn đang bị cơn Gout cấp tính (viêm khớp do Gout) – một dạng viêm khớp đặc trưng bởi các cơn đau nặng nề, đột ngột, khớp sưng đỏ.
Gout là một bệnh lý có lẽ được biết đến lâu đời nhất của loài người – đã hơn 2000 năm nay. Ngày xưa nó được xem như là “bệnh của vua chúa” vì thường xuất hiện trên những người giàu sang với những đồ ăn thức uống của người giàu. Ngày nay người ta biết rõ rằng đây là một rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này.
Nam giới thường mắc bệnh này nhiều hơn phụ nữ. Bệnh Gout ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một bệnh chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Gout:
Các triệu chứng bệnh gout hầu hết là cấp tính, xảy ra một cách đột ngột, thường vào ban đêm, không có triệu chứng báo trước. Gồm:
Đau khớp dữ dội. Gout thường ảnh hưởng những khớp lớn trên ngón chân cái, nhưng cũng có thể ở khớp bàn chân, mắt cá chân, gối, bàn tay, cổ tay,… Cơn đau điển hình có thể kéo dài 5-10 ngày rồi ngưng. Khó chịu sẽ giảm dần dần sau 1-2 tuần, các khớp có vẻ không có gì bất thường.
Vì sao lại bị bệnh Gout:
Bệnh này do nồng độ acid uric trong máu tăng quá cao. Acid uric là một sản phẩm phụ tạo ra do sự thoái giáng của purin. Chất này có thể thấy trong tự nhiên như một số loại thực phẩm – tạng động vật như gan, não, thận, lách – và cá trồng, cá trích, cá thu. Purin cũng có trong tất cả các loại thịt, cá và gia cầm.
Thông thường thì acid uric bị phân hủy trong máu và được thải ra ngoài qua thận để ra nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít. Hậu quả là acid uric trong máu tăng lên, tích lũy dần dần và lắng đọng thành những tinh thể sắc nhọn hình kim tại các khớp hoặc các bao quanh khớp gây ra triệu chứng đau đớn, viêm sưng khớp.
Một số tình trạng khác, gọi là giả Gout, cũng có tình trạng lắng đọng tinh thể ở khớp nhưng không phải tinh thể acid uric mà là tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate. Bệnh giả Gout cũng có thể gây đau khớp ngón chân cái tương tự Gout nhưng thường thì ở các khớp lớn hơn như gối, cổ tay hoặc mắt cá chân.
Biến chứng của bệnh Gout:
Một số bệnh nhân bị Gout tiến triển đến viêm khớp mạn tính, thường có sự thay đổi màu do lắng đọng các tinh thể dưới da cọi là sạn urat (tophi). Một số ít có thể bị sỏi thận.
Phòng ngừa bệnh Gout như thế nào?
Hiện chưa có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa sự khởi phát và tái phát của các cơn Gout. Nếu bạn bị Gout, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn dùng một số thuốc giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm thiểu độ nặng của các cơn tái phát sau này. Các thuốc này gồm có Allopurinol (Zyloprim, Aloprim) và probenecid (Benemid), dùng hàng ngày giúp giảm nồng độ và tốc độ sản xuất acid uric. Việc duy trì nồng độ acid uric ổn định ở giới hạn bình thường là cách ngăn ngừa bệnh Gout lâu dài và hiệu quả nhất.

Chế độ ăn uống của người tăng acid uric máu và bệnh gout

Người bệnh Gout tuyệt đối không dùng:
Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc…, hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường.
Người bệnh Gout dùng hạn chế:
Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…). Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây. Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê.
Người bệnh Gout nên ăn:
Các loại rau xanh, trái cây tươi.
Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
Các loại ngũ cốc.
Sữa, trứng.
Chế độ sinh hoạt
Chống béo phì.
Tăng cường vận động.
Tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…

Tóm lại, bệnh gout là bệnh hết sức nguy hiểm và cách tốt nhất đó là biết cách phòng tránh, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, hạn chế tối đa thức ăn quá nhiều đạm... Các chuyên gia khuyên bạn nên mua các gói bảo hiểm sức khỏe như bảo hiểm sức khỏe toàn diện, bảo hiểm sức khỏe cao cấp để được hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ, sớm phát hiện bệnh và giảm bớt chi phí điều trị bệnh.