Những biến đổi ở răng và bệnh nha chu bạn nên quan tâm để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình:

- Biến đổi ở răng là gì?

Những biến đổi ở răng bao gồm: mòn mặt nhai, tuỷ bị xơ teo, giảm mật độ tế bào, tạo ngà thứ cấp, ngà ngạnh hóa dần bị mất nước, răng dòn dễ mẻ dễ bị gãy. Có sự tăng tạo xê măng ở chân . Người cao tuổi vẫn bị sâu mới và tái phát ở thân răng nhưng dễ bị sâu hơn ở chân răng. Tụt nướu, giảm tiết nước bọt.
Để chữa răng cho người cao tuổi nên sử dụng vật liệu phóng thích Fluor(F) như xi măng galss ionomer. Nên có chế độ theo dõi tình trạng răng miệng thường kỳ, can thiệp phòng bệnh bằng F tại chổ khi thấy có nguy cơ sâu răng tăng do giảm tiết nước bọt . Những người bị hạn chế về tri thức hay vận động trầm trọng cần sự hỗ trợ để thực hiện vệ sinh răng miệng hằng ngày.

- Bệnh nha chu
Theo các bác sĩ tại trung tâm nha khoa: Tụt nướu , mất bám dính và tiêu xương gần như khó tránh khỏi người cao tuổi. Tuy nhiên quá trình tích tuổi không phải là nguyên nhân duy nhất đưa đến tình trạng mất răng. Nhiều yếu tố vùng miệng và bệnh toàn thân cũng như những loại thuốc thường được ghi toa cho người cao tuổi có thể ảnh hưởng xấu đến mô nha chu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, các thuốc chống cao huyết áp loại ức chế kênh Ca, thuốc chống co giật, cyelosporin…
Bệnh nha chu ảnh hưởng trên sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân của người cao tuổi. Bệnh nha chu là nguyên nhân gây hôi miệng, làm răng lung lay, mất răng và do đó ảnh hưởng đến chức năng nhai, nuốt, nếm và dinh dưỡng. Bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch, nội tiết, hô hấp và bệnh nhiễm khuẩn. Bệnh nha chu ở người cao tuổi có thể điều trị và có khả năng lành bệnh, tuy có hơi chậm hơn ở người trẻ, nếu điều trị thích hợp và có biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt.